Một số kinh nghiệm tốt trong việc minh bạch hóa thông tin Phần này viết lại tương tự như phần trên

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 26)

tương tự như phần trên

+ Về tính minh bạch, các tỉnh trong diện khảo sát đều chú trọng nguyên tắc công khai, cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư về môi trường đầu tư của tỉnh. Một số hoạt động được tiến hành khá thường xuyên như phổ biến thông tin văn bản pháp luật, chính sách Nhà nước, giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp bằng việc mở các lớp học, hội thảo; đăng tải trên trang web của tỉnh hoặc các sở ngành; mở chuyên mục giới thiệu văn bản, chính sách mới và giải đáp thắc mắc qua báo và chương trình truyền hình của tỉnh.

Đều đặn mỗi tháng, Ban Quản lớ cỏc Khu Công nghiệp Đồng Nai xuất bản một bản tin. Bản tin này được biếu không cho các đại sứ, tham tán thương mại, các tổ chức, các hiệp hội kinh tế nước ngoài… Nhờ vậy mà tất cả các thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư ở Đồng Nai đã đến được với đối tác nước ngoài khi họ tới Đồng Nai.

UBND tỉnh Bình Dương đã in một tập giới thiệu tiềm năng, các dự án được dự kiến, các qui định về đầu tư tại địa phương, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước liờn quan…phỏt hành rộng rãi, giúp nhà đầu tư có thông tin đầy đủ về khả năng và thời

gian có được các phê duyệt hành chính mà họ cần, để trên cơ sở đó, quyết định đầu tư hiệu quả.

Hưng Yên tập hợp các văn bản về cơ chế tài chính trong giải phóng mặt bằng, phát rộng rãi cho nhà đầu tư và phổ biến hướng dẫn đến tận cấp xã.

Vĩnh Phúc cung cấp thông tin về văn bản qui phạm pháp luật,chớnh sỏch, kế hoạch, quy hoạch của tỉnh đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua Câu lạc bộ doanh nghiệp của tỉnh. Cục thuế Vĩnh Phúc công khai húa cỏc thủ tục vè thuế. Khi có văn bản pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, UBND tỉnh và sở Kế hoạch và Đầu tư gửi cho Câu lạc bộ doanh nghiệp, hàng tháng Câu lạc bộ doanh nghiệp đều sao in lại và gửi cho các doanh nghiệp.

+ Tính minh bạch trong điều hành kinh tế còn đựơc thể hiện trong việc cơ quan Nhà nước tỉnh chủ động đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Đồng Nai là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức đối thoại giữa doanh nghịờp và ngành hải quan. Hiện nay tỉnh Đồng Nai duy trì họp giao ban định kì, bao gồm:1) Giao ban giữa các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Hoạt động này được tiến hành theo từng quý và theo địa bàn khu công nghiệp hoặc từng huyện. 2) Giao ban giữa đại diện Ban quản lí và các công ty kinh doanh hạ tầng . Hoạt động này được tiến hành 1 quý một lần nhằm nghe phản ánh và tháo gỡ vướng mắc cho các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp. 3) Giao ban lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành có liên quan. Hoạt động này được tiến hành 1quý 1 lần, sau đó nâng lên 6 tháng một lần. Cuộc họp này sẽ xem xét để giải quyết những tồn tại liên quan tới môi trường kinh doanh và tình hình thu hút đầu tư.

Tại những cuộc giao ban này,cỏc doanh nghiệp có vướng mắc phản ánh cho các cơ quan Nhà nước để được giải đáp và giải quyết. Đõycũng là dịp để cơ quan Nhà nước phổ biến các quy định, chính sách mới ban hành.

Những ngày đầu thành lập, Bình Dương đã lấy ngày 31/12 hàng năm là “ngày hội của doanh nghiệp”. hình thức này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên toàn tỉnh

giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, gần gũi và hợp tác với nhau, phản ánh những ý kiến của doanh nghịờp đối với chính quyền.

Chủ động quan hệ với cơ quan báo chí: khi gặp khó khăn trong qua hệ với các cơ quan báo chí để thông tin thêm về những hoạt động của mình, lãnh đạo tỉnh Hưng Yờn đó cú lần liên hệ trực tiếp với Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương để có được buổi tiếp xúc trực tiếp, cung cấp thông tin cho các Tổng Biên tập cơ quan báo chí tại một cuộc hội nghị giao ban báo chí thường kì.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w