Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ
2.3.3.2. Chinh sách phát triển khu vực KTTN
Về các hoạt động hỗ trợ của Thành phố liên quan đến xúc tiến Thương mại:
Theo kết quả khảo sát VCCI, các doanh nghiệp Hà Nội đánh giá khá tốt về chất lượng dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại của Hà Nội. Kết quả PCI cho thấy 69% doanh nghiệp Hà Nội đánh giá chất lượng dịch vụ xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại tốt. Tuy có vị trí còn thấp hơn so với thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 2), Đà Nẵng (vị trí 1), song Hà Nội xếp ở nhóm Tốt, có vị trí thứ 6 (năm 2008- vị trí 5).
Chất lượng thông tin thị trường và xúc tiến thương mại xếp loại khá, tuy đứng vị trí thấp hơn: 56% doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin kinh
doanh tốt, song vẫn còn 25% đánh giá chất lượng kém. Xét theo chỉ tiêu này, Hà Nội đứng vị trí thứ 15 (năm 2008 tụt xuống vị trí 27), sau thành phố Hồ Chí Minh (vị trí thứ 4) với 62,7% doanh nghiệp đánh giá tốt. Theo đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ
tìm kiếm đối tác kinh doanh, đầu tư cho các doanh nghiệp địa phương còn chưa hiệu quả. Hà Nội chỉ có 45% doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ công “tỡm kiếm đối tác kinh doanh” tốt, trong khi thành phố Hồ Chí Minh có gần 58% (vị trí 5), Đà Nẵng -61% (vị trí 1). Đây là chỉ tiêu mà Hà Nội có vị trí kém nhất trong chỉ số “chớnh sỏch phát triển kinh tế tư nhõn”, xếp thứ 43, nhóm trung bình; năm 2008 xếp hạng được cải thiện lên vị trí thứ 26.
Về các hoạt động của Thành phố liên quan đến chất lượng dịch vụ khoa học công nghệ:
Hà Nội là nơi tập trung số lượng lớn nhất các viện nghiên cứu, trường đại học, với đội ngũ các cán bộ khoa học hùng hậu. Thành phố luôn xác định phát triển khoa học công nghệ là định hướng quan trọng trong phát triển Thành phố. Thành uỷ Hà Nội có chương trình công tác lớn số 10-CTr/TU ngày 04/8/2006 về “Phỏt triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo giai đoạn 2006-2010”, Đề án “Phỏt triển khoa học công nghệ thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015” (ban hành tại Quyết định số 1462/QĐ-UB ngày 24/3/2006). Thành phố tổ chức thường xuyên định kỳ các Hội chợ công nghệ thiết bị Techmart, cung cấp các thông tin liên quan đến các thành tựu khoa học công nghệ qua các ấn phẩm, cơ sở dữ liệu trên websit...Một số doanh nghiệp đã được Thành phố hỗ trợ cấp kinh phí nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới trang thiết bị, xây dựng tiêu chuẩn quản lý theo ISO. Tuy vậy chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như tương xứng tiềm năng khoa học công nghệ của Thủ đô; thị trường khoa học công nghệ phát triển còn chậm. Mô hình liên kết giữa nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp vẫn chưa được phát huy được hiệu quả một cách hệ thống. Công
nghệ của đại bộ phận doanh nghiệp tư nhân ở mức độ trung bình hoặc thấp Thành phố còn chưa khai thác tốt tiềm năng khoa học trên địa bàn cho phát triển kinh tế.
Theo đánh giá của khối danh nghiệp tư nhân, chất lượng dịch vụ công nghệ của Hà Nội chỉ đứng ở nhúm khỏ, với vị trí thứ 11 (năm 2008 tăng lên vị trí thứ 4); có khoảng 56,5% doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ này tốt. Thành phố Hồ Chí Minh có 63,8% doanh nghiệp đánh giá tốt, xếp vị trí 7; Đà Nẵng (vị trí 1) – 71,4%, Bình Dương (vị trí 5) – 68,3%.
Về chất lượng dịch vụ cung cấp Khu công nghiệp
Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên triển khai xây dựng khu, cụm công nghiệp nhằm tạo điều kiện và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiên nay Thành phố đang có 5 khu công nghiệp (Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội – Đài Tư, Năm Thăng Long) hoạt động với qui mô 635ha, 7 khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoạt động với qui mô khoảng 90 ha. Ngoài ra, Thành phố cũng đang triển khai xây dựng 11 khu, cụm khác với qui mô khoảng 600 ha. Tuy nhiên việc triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn chậm; tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp còn chưa cao, khoảng 78%23. Với khoảng hơn 7 km2 diện tích các Khu, Cụm công nghiệp đang hoạt động, vấn đề đáp ứng mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp thực sự khó khăn, đặc biệt khi số lượng doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng và qui mô. Nhiều doanh nghiệp tư nhân gần như không có khả năng tiếp cận được quĩ đất dành cho phát triển công nghiệp. Mặt khác chính sách phát triển của Thành phố tập trung vào những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, ớt gõy ô nhiễm môi trường cũng là một cạn trở đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa với qui mô vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu.
Theo đánh giá của chỉ số PCI, xét theo chỉ tiêu dịch vụ cung cấp Khu công nghiệp, có 27% doanh nghiệp đánh giá mức độ phát triển khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ là cũn kộm; 54% doanh nghiệp đánh giá tốt, thấp hơn Đà Nẵng (vị trí 1) với 71,4% doanh nghiệp đánh giá tốt, Bình Dương (vị trí 5) – 68,4% đánh giá tốt, thành phố Hồ
Chí Minh (vị trí 7) – 63,8%. Hà Nội xếp vị trí cuối cùng ở nhúm khỏ, vị trí 24 (năm 2008 vị trí này tụt xuống 43).
Nhìn chung, các giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp của Thành phố khá toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ Doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp bước đầu đã phát huy hiệu quả,. Đánh giá của các Doanh nghiệp cho thấy, việc tổ chức các hội chợ thương mại, hỗ trợ thông tin thị trường xuất khẩu của Thành phố thời gian qua là khá tốt. Các hoạt động hỗ trợ về khoa học công nghệ, dịch vụ khu, cụm công nghiệp bước đầu cũng được Doanh nghiệp ghi nhận. Tuy nhiên, thời gian tới Thành phố cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, tập trung làm tốt hơn công tác cung cấp thông tin đối tác kinh doanh; nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công nghệ, tạo liên kết hiệu quả chặt chẽ giữa nghiên cứu và ứng dụng, giữa nhà khoa học và Doanh nghiệp; quy hoạch và phát triển các khu, cụm công nghiệp, tạo mối liên kết hợp lý giữa các khu, cụm công nghiệp, vừa đảm bảo diện tích sản xuất kinh doanh, các dịch vụ liên quan trực tiếp phục vụ Doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm các dịch vụ xã hội thiết yếu cho người lao động.