Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 54 - 62)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.3.2.1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Khía cạnh 1: Tính minh bạch

Tính minh bạch thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được các văn bản pháp quy, các kế hoạch của Thành phố. Đánh giá theo khía cạnh này, Hà Nội

xếp vị trí cuối cùng với số điểm 1,92; thành phố Hồ Chí Minh xếp vị trí 40 với 4,71 điểm, Bình Dương làm khá tốt, xếp vị trí thứ 3 với 8,28 điểm. Các doanh nghiệp Hà nội đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của Thành phố là kém. Trong 13 loại tài liệu đựoc hỏi tại câu F1, chỉ có 3 tài liệu liên quan đến các luật, qui định của Trung ương được khoảng 30% doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận. Đó là thông tin về thay đổi các qui định thuế (38% doanh nghiệp dễ tiếp cận); các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của Trung ương (29%); các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành (28%). Trong khi đó 7 loại tài liệu cú trờn 50% doanh nghiệp cho rằng “khú“ hoặc “khụng thể” tiếp cận được. Những tài liệu này liên quan chủ yếu đến kế hoạch kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư, các chính sách ưu đãi và các qui hoạch của Thành phố. Trong đó các kế hoạch đầu tư của Trung ương có 775 doanh nghiệp cho rằng không thể tiếp cận; các kế hoạch về các dự án xây dựng hạ tầng mới: 72%; ngân sách của Thành phố: 72%; các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất: 70%; các chính sách ưu đãi đầu tư của Thành phố: 56%; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của Thành phố: 51%; các đơn xin đăng ký kinh doanh và sử dụng đất: 51%.

Nhìn chung, theo đánh giá của doanh nghiệp, Hà nội có những mặt chung so với các tỉnh, thành khác. Đó là khả năng tiếp cận của doanh nghiệp địa phương đối với các văn bản pháp luật (bao gồm Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của cơ quan TƯ, văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộm ngành, các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, thông tin về các thay đổi trong các quy định về thuế…) dễ dàng hơn so với các tài liệu kế hoạch của địa phương (kê hoạch phát triển kinh tế xã hội 10 năm và 5 năm, hàng năm của tỉnh; kế hoạch, chương trình phát triển khu vực tư nhân, kế hoạch về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới…). Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời có thể tiếp cận được các văn bản pháp luật tăng rõ trong hai năm 2006-2008, nhưng lại giảm đối với các văn bản có nguồn gốc cung cấp là địa phương. Điều này cho thấy những cải thiện nhất định của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp ngày một cao. Điểm số về “tớnh minh bạch” đang giảm: năm 2008 điểm số cao nhất trong cả nước

chỉ là 1,41 so với điểm số 8,68 của năm 2006; giai đoạn này Hà Nội giảm từ 1,92 điểm xuống còn 0,58 điểm.

Khía cạnh 2: Tính công bằng và sự ổn định trong việc áp dụng các qui định

Theo khía cạnh này Hà Nội năm 2006 xếp ở vị trí 55, xếp hạng “Thấp” do việc tiếp cận và giải quyết công việc còn phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ riêng hay qua thương lượng. Hệ thống qui định, chế tài còn chưa thực sự hoạt động hiệu quả. Để tiếp cận các tài liệu về các qui định, qui hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà nước và Thành phố đã được phê duyệt, có đến 82% doanh nghiệp cho rằng cần thiết phải co mối quan hệ với các cơ quan Nhà nước (từ mức “khỏ cần thiết” cho đến “rất cần thiết”0. 92% doanh nghiệp đánh giá vai trò của gia đình, bạn bè trong việc thương lượng với công chức nhà nước là quan trọng.

Tuy nhiên, theo khảo sát năm 2008, những chỉ tiêu của khía cạnh này ở Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt: nếu như năm 2006 có 57,9 % doanh nghiệp cần có mối quan hệ để có được các tài liệu kế hoạch tỉnh thì năm 2008 tỷ lệ nà giảm xuống còn 36,31%; chỉ tiêu “thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh” có tỷ lệ giảm từu 74,7% xuống còn 42,5%. Những cải cách hành chính của Thành phố đó giỳp giảm bớt tính tư của CBCC trong thực hiện các qui định của nhà nước, đặc biệt đối với bọ phận thuế quan đó cú những chuyển biến rất tích cực trong con mắt của doanh nghiệp.

Khía cạnh 3: Khả năng có thể dự đoán và tính ổn định của các quy định, chính sách

Đánh giá theo khía cạnh này, Hà Nội năm 2006 đứng vị trí 62/64. Trong 3 chỉ tiêu đánh giá khía cạnh này, chỉ tiêu “Chất lượng dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin pháp luật” khá nhất, nhưng cũng chỉ xếp hạng trung bình: 45% doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật là tốt; Đà nẵng – thành phố đứng đầu về chỉ tiêu này có 61% doanh nghiệp đánh giá tốt; TPHCM đứng thứ 5 với 58% doanh nghiệp đánh giá tốt.

Hai chỉ tiêu còn lại của Hà Nội xếp ở nhóm thấp. Chỉ tiêu “Khả năng dự đoán được việc thực thi pháp luật của tỉnh” đứng vị trí 62/64. Theo khảo sát, chỉ có 3% doanh nghiệp dự báo được những chính sách pháp luật của Hà Nội, còn thấp hơn tỷ lệ doanh nghiệp dự báo được chính sách của Trung ương (khoảng 12 %). Điều đáng chú ý là hầu hết các thành phố có tốc độ phát triển kinh tế khá đều có chỉ tiêu này khá thấp: Bình Dương, Đà Nẵng, TPHCM đứng vị trí trương ứng là 60, 63, 64.( Chỉ riêng có Hải Phòng xếp vị trí thứ 18; đứng đầu danh sách là các tỉnh miền núi phía Bắc có mức phát triển thấp nhất cả nước: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu)

Một trong những nguyên nhân ở đây (có thể) là do ở các tỉnh, thành phố lớn, khối lượng công việc điều hành của lãnh đạo thường khá lớn; số lượng doanh nghiệp nhiều, thời gian dành cho gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp không thường xuyên. Ở Hà Nội chỉ có 1% cho rằng các nhà lãnh đạo “thường xuyờn” gặp gỡ để thảo luận, các cơ quan nhà nước tham khảo ý kiến của doanh nghiệp về nội dung cũng như việc thực hiện một quy đinh pháp luật. Với tỷ lệ thấp như vậy, chỉ tiêu “Trao đổi ý kiến với doanh nghiệp về những thay đổi trong các quy định pháp luật” của Hà Nội xếp thứ 63. Tỷ lệ này ở TPHCM là 6%, xếp thư 53; hai tỉnh Bình Duơng, Đà Nẵng tuy điểm số không cao, tương ứng là 12,5 và 11,1 nhưng cũng đứng trong nhúm “Khỏ” với vị trí tương ứng là 14, 19.

Khía cạnh 4: Tính cởi mở

Khía cạnh này được tính toán dựa trên nội dun thông tin và mức độ phổ biến website của địa phương. Hà Nội là một trong những địa phương đứng đầu về điểm số (năm 2006 là 17/20 điểm), bằng TPHCM, tuy cũn kộm Bỡnh Dương, Đà Nẵng (18 điểm) và An Giang (17,5 điểm). Năm 2008, Thành phố cũng tiếp tục cải thiện nâng điểm os lên 19/20. Đây cũng chính là kết quả của sự nỗ lực Thành phố trong việc phát triển, ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.

Những nỗ lực thực hiện của Thành phố và thực tế đánh giá của doanh nghiệp cho thấy Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo tích cực trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng thông tin. Những kết quả đạt được chủ yếu còn mang tính kỹ thuật như xây dựng Cổng giao tiếp điện tử, các trang web…song hiệu quả cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn chưa cao. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn rất khó tiếp cận đến những tài liệu quan trọng như quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách của Thành phố. Việc chưa phổ biến để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, uy định…khụng những làm giảm tính khả thi, sự ổn định trong thực hiện chính sách, mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong dự đoán. Đây là những điểm hạn chế của Hà Nội mà doanh nghiệp đánh giá khá thấp theo các tiêu chí: tính minh bạch, tính công bằng, sự ổn định cũng như khả năng dự đoán. Nguyên nhân ở đây một phần là do nước ta chưa có khuôn khổ pháp lý để đẩy mạnh công khai, minh bạch, chưa có quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin của nguời dân, doanh nghiệp, quy định rạch ròi thông tin nào được phép cung cấp, thông tin nào không; mặt khác, Thành phố chưa xây dựng một chế tài xử lý hiệu quả khi cơ quan của Thành phố thực hiện không nghiêm túc việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

2.3.2.2. Tiếp cận và sự ổn định trong sử dụng đất  Khía cạnh 1: Tiếp cận đất đai

Theo khảo sát các doanh nghiệp tư nhân của Thành phố gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất liên quan đến việc tiếp cận đất đai. Khoảng 70% doanh nghiệp ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng són sàng mở rộng sản xuất kinh doanh khi khả năng mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn. Nguyên nhân khách quan là do các tỉnh, thành này có diện tích đất phi nông nghiệp hạn chế, trong khi số lượng doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng nhanh. Hiện nay nhiều doanh nghiệp thường sử dụng đất của gia đình (khoảng trên 40%) hay đi thuê từ tổ chức, cá nhõn khác (48%), trong đó có khoảng 26% sử dụng đất thuê lại của DNNN. Điều này khá đúng với thực trạng của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi năng lực tài chính

còn yếu, trong khi giá mua, thuê đất của Hà Nội lại cao. Tuy nhiên mặt trái ở đây là việc DNNN được giao đất nhưng không sử dụng, cho doanh nghiệp tư nhân thuê để hưởng chênh lệch là điều bất hợp lý, tạo ra sự không công bằng trong tiếp cận nguồn lực. Đây là vấn đề mà hầu hết các tỉnh, thành phố lớn đều phải đối mặt do quá khứ để lại. Đánh giá theo chỉ tiêu “% doanh nghiệp thuê lại đất từ DNNN” Hà Nội xếp vị trí 62.

Theo đánh giá của 43,5% doanh nghiệp Hà Nội “việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhằm tạo ra quĩ đất” để doanh nghiệp đầu tư sản xuất còn chưa tốt; tỷ lệ này ở TPHCM – 36,8%. Theo chỉ tiêu “chất lượng chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp” Hà Nội đứng vị trí số 28. Đà Nẵng là địa phương giải quyết tốt “chớnh sỏch chuyển đổi đất nông nghiệp”, đứng vị trí thứ 1 khi chỉ có 17,9% doanh nghiệp đánh giá chưa tốt.

Đánh giá theo chỉ tiêu khác là “tỷ lệ doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, các thành phố lớn (Hà nội, Thành phố Hồ chính minh, Đà Nẵng) đều xếp hạng thấp, năm 2006 xếp tương ứng ở 3 vị trí cuối cùng. Hà Nội chỉ có 25% doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thấp hơn Thành Phố Hồ Chí Minh (26%), cao hơn Đà Nẵng (23,3%). Tỷ lệ này cao nhất trong cả nước là 77,8% ở tỉnh Bình Phước. Việc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là yếu tố tạo ra tâm lý không an tâm cho doanh nghiệp, gây khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Theo đánh giá chỉ số PCI năm 2008, một số chỉ tiêu đã được doanh nghiệp đánh giá theo định hướng tích cực hơn: tỷ lệ doanh nghiệp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận tăng từ 25% (năm 2006) lên 38,36% (năm 2008). Theo số liệu thống kê tỷ lệ diện tích đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng tương ứng từ 53,83% lên 58,42%. Song những thay đổi này là chưa nhiều và chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh các địa phương khác liên tục có những cải cách, đổi mới. Chính vì vậy, năm 2008 vị trí của Thành phố xếp theo

khía cạnh tiếp cận đất đai vẫn là rất thấp và không thay đổi so với 2 năm trước; xếp hàng 59/64.

Khía cạnh 2: Bảo đảm thời hạn thuê đất

Xem xét sự ổn định trong sử dụng đất trờn cỏc chỉ tiêu về thời hạn thuê đất, rủi ro về thay đổi điều kiện cho thuê, tính công bằng trong giải quyết tranh chấp đất đai, rủi ro về việc bị thu hồi đất và mức thoả đáng của tiền bồi thường.

Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay ở hầu hết các thành phố, việc thu hồi đất để xây dựng, mở rộng hạ tầng đô thị, xã hội (đường, các công trình xã hội…) là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Việc xây dựng quy hoạch có chất lượng, có tầm nhìn và công bố công khai là yếu tố giúp giảm rủi ro doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể xác định được mức độ ổn định của mảnh đất đó trước khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, mỗi địa phương đều có những mức độ thành công khác nhau trong giải quyết vấn đề này. Hà nội chỉ có 20% đánh giá tính ổn định cao, có đến 54% doanh nghiệp đánh giá thấp tính ổn định của mảnh đất đang sử dụng. Đánh giá theo chỉ tiêu này, Hà nội kộm khỏ xa so với các thành phố khác: Hà nội đứng vị trí số 43, Thành phố Hồ Chí Minh – 10, Bình Dương – 4, Đà Nẵng – 2.

Với đặc điểm mặt bằng sản xuất kinh doanh phải đi thuê lại, trong đó khoảng 51% doanh nghiệp thuê đất của các cá nhân khác, 17% thuê lại đất của DNNN, 1% thuê đất của Ban quản lý các KCN, nên thời hạn cho thuê rất quan trọng. Tuy nhiên, các hợp đồng thuê thường không chính thức, có thời gian thuê đất ngắn hạn: có đến gần 90% doanh nghiệp thuê với thời hạn dưới 10 năm, trong đó 70% doanh nghiệp thuê đất dưới 5 năm. Điều này đã làm tăng mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khoảng 70% DN cho rằng mức độ rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (giỏ thuờ, thời gian cho thuê, điều kiện sử dụng,) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là “khỏ cao” đến “rất cao” trong điều kiên 75% doanh nghiệp đánh giá thấp về khả năng giải quyết công bằng các vụ tranh chấp về hợp đồng thuê.

Năm 2008, các chỉ tiêu liên quan đến tính ổn định sử dụng đất tại Hà Nội thay đổi không nhiều so với năm 2006; một số chỉ tiêu lại đang xấu đi theo đánh giá của doanh nghiệp. Tính rủi ro khị bị chính quyền thu hồi mặt bằng sản xuất giảm vị trí từ 43 xuống 62, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng bồi thường sẽ ở mức thoả đáng lại giảm từ 35% xuống 21,8%, đưa vị trí từ 47 xuống gần cuối 63/64…Đỏnh giỏ theo khía cạnh tính ổn định trong sử dụng đất, Hà Nội rớt xuống vị trí cuối cùng trong 64 tỉnh, thành phố.

Nhìn chung, vấn đề đất đai là một trong những vấn đề khó khăn chung ở các thành phố lớn. Hầu hết các thành phố đều bị đánh giá thấp về khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất cũng như tính ổn định của mảnh đất đang sử dụng; một số chỉ tiêu xếp gần vị trí cuối, như tỷ lệ doanh nghiệp phải thuê lại đất của DNNN, tỷ lệ diện tích đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp, thời hạn thuê đất…Trong hai năm qua (2006-2008) Hà Nội đã cải thiện được một số chỉ tiêu, song phần lớn những thay đổi này là chậm so với các địa phương khách, cá biệt một số chỉ tiêu liên quan đến tính ổn định trong sử dụng đất lại đang có chiều hướng xấu đi trong con mắt doanh nghiệp. Nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan, như hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống quản lý của Trung ương còn chưa hoàn thiện, phù hợp với thực tế, quá khứ còn để lại nhiều vấn đề phức tạp, khó giải quyết, song về chủ quan thì hệ thống quy hoạch của Hà nội còn nhiều bất cập, mặt bằng kinh doanh ổn định cho doanh nghiệp còn thiếu nhiều, quy trình thủ tục trong tiếp cận đất đai cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai như điều kiện thuờ, GPMB..cũn phức tạp và đôi khi cũn mõu thuấn. Kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 54 - 62)

w