Thiết chế pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 65)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.3.2.5 Thiết chế pháp lý

Trên cơ sở khảo sát doanh nghiệp, chỉ số này nhìn chung trong cả nước có điểm số thấp hơn các chỉ số thành phần PCI khác, phản ánh mức độ phát triển cũng như sự thỏa mãn của doanh nghiệp đối với hệ thống tư pháp chưa cao. Kết quả của Hà Nội cho thấy, mặc dù là nơi tập trung bộ máy chính quyền của cả nước nhưng vẫn là một trong những địa phương bị đánh giá thấp nhất về thiết chế pháp lý. Cụ thể chỉ tiêu “ hệ thống pháp lý tạo ra cơ chế để DN có thể khởi kiện hành vi tham nhũng của cán bộ công quyền” có vị trí khả quan nhất, xếp vị trí thứ 3, cao hơn thành phố Hồ Chí Minh ( vị trí 14), Đà Nẵng ( vị trí 27), Bình Dương ( vị trí 50). Theo khảo sát, có 38,5% doành nghiệp Hà Nội trả lời hệ thống pháp lý có đủ cơ sở để doành nghiệp có thể khởi kiện cán bộ công chức khi làm sai; tỷ lệ này ở thành phố Hồ Chí Minh là 28%, Đà Nẵng -25%, Bình Dương - 19%. Tuy nhiên, với cơ sở pháp lý tạo khả năng doành nghiệp khởi kiện, song các doanh nghiệp Hà Nội lại không tin nhiều vào thiết chế pháp lý. Chỉ tiêu “ lòng tin doanh nghiệp vào thiết chế pháp lý” của Hà Nội đứng vị trí gần cuối, thứ

62/64, tuy cao hơn TPHCM ( xếp vị trí 63/64) nhưng thấp hơn hẳn Bình Dương (xếp vị trí 29/64). Để giải quyết các tranh chấp, theo kết quả khảo sát, doành nghiệp Hà Nội thường giải quyết thông qua “ đàm phán và dàn xếp, sau đó vấn đề xẽ tự được giải quyết” ( 93% doanh nghiệp cho đây là phương pháp quan trọng nhất ), kế tiếp thông qua “quan hệ bạn bè và người quen” (40% doanh nghiệp cho đây là phương pháp quan trong thứ hai )và “quan hệ xã hội” ( 30% doanh nghiệp cho đây là phương pháp quan trong thứ ba). Việc sử dụng “cơ quan nhà nước địa phương”,“tũa ỏn” hay “hiệp hội doanh nghiệp” còn rất hạn chế và không được doanh nghiệp coi trọng. Phần lớn các doanh nghiệp chỉ lựa chọn phương án giải quyết này ở mức quan trọng thứ hai, ba, nhưng cũng chỉ ở tỷ lệ khiêm tốn: ví dụ giải quyết thông qua “ cơ quan nhà nước địa phương” chỉ có 8% doanh nghiệp lựa chọn ở phương án thứ hai, và cũng tỷ lệ tương tự ở phương án lựa chọn thứ ; còn thông qua “tũa ỏn” tỷ lệ tương tự cũng chỉ có 3% và 10%.

Đánh giá theo số liệu thống kê, Hà Nội có trung bình 1 vụ tranh chấp của các doanh nghiệp tư nhân xử ở tũa ỏn/100 doanh nghiệp đang hoạt động, thấp hơn Dà Nẵng (7,9 vụ / 100 doanh nghiệp) Bình Dương (4,3 vụ / 100 doanh nghiệp). Số các vụ tranh chấp được xử lý ở hệ thống tòa án là rất thấp tiếp tục khẳng định mức độ chưa tin tưởng vào sử dụng hệ thống thiết chế pháp lý trong giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp Hà Nội. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, do tâm lý của đại bộ phận doanh nghiệp Hà Nội không muốn kiện tụng, thứ hai, tâm lý trên cũng bắt nguồn từ tâm lý trong quá khứ để lại, song cũng do hệ thống các cơ quan tòa án, cơ quan nhà nước giải quyết các tranh chấp chưa thực sự phát triển cả về quy mô và chất lượng. Kết quả giả quyết thường được doanh nghiệp đánh giá ở mức chấp nhận: 41% đánh giá hài lòng, còn 51 % đánh giá ở mức “bỡnh thường” hoặc “khụng hài lũng”.

Nhìn chung, mặc dù đó cú những cố gắng lỗ lực, nhưng thiết chế pháp lý của Hà Nội đang có xu hướng tụt lại so với địa phương khác trong cả nước cũng như yêu cầu của doanh nghiệp dân doanh. Các doanh nghiệp dỏnh giỏ không tốt về hệ thống

quy định, cơ chế phòng chống tham nhũng của cán bộ, công chức. Thành phố vẫn còn hạn chế trong tổ chức, bộ máy thực hiện làm các doanh nghiệp còn chưa thật yên tâm, tin tưởng vào thiết chế pháp lý của thành phố.

2.3.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tại thành phố HàNộiSao đang trong phần đánh giá mà em lại viết về thực trạng??? NộiSao đang trong phần đánh giá mà em lại viết về thực trạng???

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w