Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 31 - 48)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.2. Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhiều thứ hai trong cả nước: trên 71.200 doanh nghiệp KTTN với số vốn đăng ký trên 360.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2000-2008 là 14%/năm. Khu vực kinh tế tư nhân thực sự đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Thủ đô. Những đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động và nguồn thu ngân sách nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân.

Với vai trò ngày càng quan trọng như vậy nhưng trên cơ sở đánh giá của khối doanh nghiệp tư nhân thì môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp dân doanh vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, kết quả điều tra khảo sát của VCCI-VNCI cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Hà Nội xếp thứ hạng chưa cao, cụ thể: năm 2006 xếp vị trí 38/64, đứng ở vị trí trung bình; năm 2007 Thành phố đã cải thiện được 13 bậc, xếp vị trí 27/64; năm 2008 tụt xuống vị trí 31/64. Vì sao??? Nhiều chỉ số, chỉ tiêu có điểm số khá thấp, xếp ở nhóm phía dưới, với các số liệu dưới đây về chỉ số PCI của Hà Nội năm 2006, là năm đầu tiên áp dụng 10 chỉ tiêu thành phần để đánh giá đối với cả 64 tỉnh, thành phố; và năm 2008, là năm công bố mới nhất, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về thực trạng chỉ số PCI của thành phố Hà Nội trong những năm qua, qua đó là cơ sở để đánh giá những mặt tốt và chưa tốt nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục một cách triệt để nhất.

Chi phí gia nhập thị trường

Không cần nhắc lại ý nghĩa của chỉ tiêu này vì trong chương 1 em đã nói kỹ rồi, đi thẳng vào kết quả của chỉ tiêu nàyĐăng ký kinh doanh là thủ tục hành chính đầu tiên

mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động của mình. Từ khi hình thành ý tưởng kinh doanh thì việc thực hiện ĐKKD nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được thời cơ, khởi động hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để nghiên cứu điều kiện khởi nghiệp doanh ngiệp ở các địa phương, VCCI- VNCI đã tiến hành điều tra, phỏng vấn các doanh nghiệp, xây dựng một chỉ số thành phần PCI là “Chi phí gia nhập thị trường”. Chỉ số này đo lường thời gian, mức độ đánh giá khú/dễ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh, nhận các giấy phép và xin cấp đất để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.

Theo chỉ số “ Chi phí gia nhập thị trường” năm 2006 Hà Nội chỉ đạt 5,73 điểm, xếp vị trí gần cuối, 61 trong 64 tỉnh thành của cả nước, trong đó Hà Nội có 7 chỉ tiêu xếp hạng “Thấp” và “Tương đối thấp”.

Năm 2008 điểm số và vị trí của Thành phố được cải thiện rõ rệt: Hà Nội đạt 8,08 điểm, xếp vị trí 41/64. Điều đáng nói ở đây là các chỉ tiêu của Thành phố đó cú sự cải thiện một cách toàn diện: giai đoạn 2006-2008 thời gian đăng ký kinh doanh giảm từ 26,68 ngày xuống 15 ngày, thời gian đăng kí lại giảm từ 14,75 ngày xuống còn 10 ngày; Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh và quyết định chấp thuận mà doanh nghiệp hiện có giảm từ 3,01 xuống còn 1%; DN phải mất hơn ba tháng để khởi sự kinh doanh giảm từ 16,67% xuống còn 4,11%; % DN gặp khó khăn để có đủ các loại giấp phép cần thiết giảm từ 27,27% xuống còn 16,67%; Thời gian chờ đợi thực sự để được cấp đất giảm mạnh từ 442,67 ngày xuống còn 120 ngày. Điều này có ý nghĩa gì, vì sao lại có sự cải thiện như vậy (lưu ý rằng em phải phân tích số liệu chứ không phải liệt kê số liệu)

Bảng 2.1. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Hà Nội năm 2006 và 2008

Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất

2006 2008 2006 2008 2006 2008 2006

Thời gian chờ đợi để có mặt bằng sản xuất kinh doanh (số

ngày)

Tỷ lệ % DN phải chờ tới hơn 3 tháng mới hoàn tất các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh

16,67 4,11 0,00 0,00 5,78 5,72 25,64

Tỷ lệ % DN phải chờ tới hơn 1 tháng mới hoàn tất các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh

27,78 24,66 3,23 6,67 25,81 21,91 44,00 Thời gian đăng ký kinh doanh

(số ngày) 26,68 15,00 11,71 5,00 20,34 12,25 58,44

Thời gian đăng ký lại (số ngày) 14,75 10,00 5,83 3,00 10,16 7,00 34,90 Số lượng giấy đăng ký, giấy

phép kinh doanh và quyết định chap thuận mà DN hiện có

3,01 1,00 2,31 1,00 3,57 2,00 7,47

Tỷ lệ % DN gặp khó khăn mới

có đủ các loại giấy phép cần thiết 27,27 16,67 0,00 2,08 12,42 10,05 27,27

Nguồn: VCCI

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước

Chi phí thời gian của doanh nghiệp thực hiện các quy định của Nhà nước, như thủ tục thuế quan, hải quan…là một trong những chi phí mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi. Chi phí này càng nhiều, thì thời gian dành cho sản xuất kinh doanh sẽ càng ít, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, giảm năng lực cạnh tranh của doanh ngiệp, theo đó giảm năng lực cạnh tranh của địa phương, quốc gia. Hiểu rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh ngiệp trong quá trình hội nhập kinh tế, ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương đều đã triển khai các giải pháp nhằm đơn giản hoỏ cỏc quy trình này theo hướng công khai, minh bạch, giảm thời gian doanh nghiệp dành cho việc giải quyết các thủ tục hành chính. Tuy nhiên mức độ thành công của chính quyền mỗi nơi mỗi khác và là yếu tố không nhỏ tác động tới môi trường kinh doanh của mỗi địa phương.

VCCI-VNCI sử dụng chi phí thời gian để thực hiện các quy đinh của Nhà nước trong thanh tra và kiểm tra như là một chỉ số tính toán PCI. Chỉ số “Chi phí thời gian để thực hiện các qui định của Nhà nước/ Thanh tra và kiểm tra” phản ánh thời gian mà doanh nghiệp phải sử dụng để chấp hành các qui định nhà nước (làm việc với thuế quan, hải quan, thanh tra…). Đây là chỉ số có trọng số 10%, ảnh hưởng khá lớn đến môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh của địa phương. Theo đánh giá trong Báo cáo 2008, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước thay đổi theo chiều hướng đáng lo ngại trên bình diện chung của các nước. Các chỉ tiêu cấu thành chỉ số này thể hiện sự sụt giảm đáng kể: tỷ lệ chi phí thời gian doanh nghiệp dành cho các công việc liên quan đến giấy tờ và thủ tục hành chính tiếp tục tăng. Phần này cũng tương tự như phần liên quan đến chỉ số trên, tất cả những nội dung nào trong phần lý luận đã nhắc tới thì không phải nhắc lại nữa, đi luôn vào phân tích thực trạng với việc chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của nó chứ không phải chỉ nói tới việc tăng hay giảm của số liệu (nhận xét này áp dụng với phần trình bày về các chỉ số khác)

Theo chỉ số này năm 2006, Hà Nội xếp hạng thứ 10, đứng vị trí đầu tiên trong nhúm “Khỏ”. Xem xét trên 2 khía canh của chỉ số “Chi phí về thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước”, Hà Nội xếp nhóm “Trung bỡnh” ở khía cạnh tuõn thủ các qui định của nhà nước; khía cạnh còn lại là Thanh tra được xếp ở nhóm “Tốt”. Năm 2008 xếp hạng của Thành phố tụt mạnh, xuống vị trí 34/64, các chỉ số có xu hướng tăng theo hướng tiêu cực biểu hiện ở việc hầu hết các chỉ tiêu thành phần đều bị đánh giá thấp hơn rất nhiều so với năm 2006. Trong các bảng số liệu nên chỉ rõ chỉ số nào ở nhóm tốt, chỉ số nào ở nhóm trung bình, khá….(các bảng khác tương tự )

Bảng 2.2. Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước của Hà Nội năm 2006 và 2008

Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất

2006 2008 2006 2008 2006 2008 2006 2008

Thời gian giải quyết thủ tục hành chính (quy ra thang điểm

10)

Phân tích chính sách thanh tra, kiểm tra (quy ra thang điểm 10)

3,96 3,30 1,37 1,55 3,58 3,12 5,93 3,95

Thời gian trung bình của mỗi

đợt thanh kiểm tra thuế (tiếng) 5,00 3,00 1,00 1,00 8,00 8,00 40,00 32,00 Tỷ lệ % DN cho biết số lần

thanh tra và kiểm tra đã giảm kể từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp

44,74 28,07 45,52 73,91

Số lần thanh, kiểm tra trong

năm 0,00 1,00 0,00 1,00 1,00 1,00 2,00 2,00

Tỷ lệ % DN cho biết nhà quản lý DN phải dành trên 10% thời gian để giải quyết các công việc liên quan đến giấy tờ và thủ tục hành chính

6,52 19,46 6,52 13,83 21,24 22,99 39,39 42,55

Nguồn: VCCI

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Tính minh bạch, công khai, kịp thời, chính xác của thông tin là yếu tố quan trọng cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, quyết định đầu tư và cũng là một thước đo khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng rõ ràng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh khi tính minh bạch, công khai trong môi trường đầu tư được nâng lên.

Nghiên cứu chỉ số PCI cũng xem xét yếu tố minh bạch, công khai thông tin ở mỗi địa phương trên cơ sở đánh giá của doanh nghiệp. Chỉ số “Tớnh minh bạch và tiếp cận thông tin” đánh giá khả năng doanh nghiệp có khả năng tiếp cận những văn bản pháp lý, những quy hoạch, kế hoạch của Thành phố, khả năng dự đoán được những chính sách của Thành phố. Đây là chỉ tiêu cớ trọng số lớn (15%), hay nói cách khác,

theo đánh giá của doanh nghiệp có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Theo chỉ số này năm 2006 Hà Nội đứng vị trí 28/64, thuộc nhóm Trung bình; năm 2008 vươn lên vị trí 23/64, thuộc nhúm Khỏ. Trong 9 chỉ tiêu Hà Nội có 66% chỉ tiêu xếp hạng “tương đối thấp” hoặc “thấp”; tỷ lệ này của TPHCM là 44%, cũn Bỡnh Dương, Đà Nẵng là 11%. Các thành phố này đều xếp hạng thấp khi đánh giá theo chỉ tiêu “khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh”. Đại bộ phận doanh nghiệp “khụng bao giờ”, “hiếm khi” hay “thỉnh thoảng” mới có thể dự báo được chính sách của địa phương.

Xem xét trên 4 khía cạnh của chỉ số “ Tính minh bạch và tiếp cận thông tin”, Hà Nội xếp nhóm “thấp” ở 3 khía cạnh: Tính minh bạch, Tính công bằng và sự ổn định trong việc áp dụng các quy định, Khả năng có thể dự đoán và tính ổn định của các qui định, chính sách; 1 khía cạnh được xếp ở nhóm “Tốt”: Tính cởi mở.

Bảng 2.3. Chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Hà Nội năm 2006 và 2008

Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất

2006 2008 2006 2008 2006 2008 2006 2008

Khả năng tiếp cận thông tin

(quy ra thang điểm 10) 1,92 0,58 1,92 0,57 5,13 1,01 8,68 1,41

Tỷ lệ % DN cho biết khả năng tiếp cận thông tin phụ thuộc nhiều hoặc rất nhiều vào việc DN phải có mối quan hệ với cơ quan nhà nước của tỉnh

57,89 36,31 31,48 33,57 62,50 49,83 77,14 67,90

Tỷ lệ % DN cho biết gia đình và bạn bè có vai trò quan trọng để hỗ trợ DN thương lượng với các quan chức nhà nước ở tỉnh

67,37 51,85 37,74 40,00 57,21 53,04 82,35 67,47

định đàm phán số thuế phải trả với cán bộ thuế ở địa phương là một phần quan trọng của công việc k/doanh

Tỷ lệ % DN cho biết đối với những c/sách p/luật TW có a/h quan trọng tới hđ s/x k/doanh của mình, họ luôn luôn hoặc thường xuyên đoán trước được việc t/hiện các c/sách p/luật đó ở địa phương

3,23 3,70 2,76 1,03 9,49 6,94 37,88 15,69

Tỷ lệ % DN cho biết lãnh đạo tỉnh thường xuyên tiếp xúc với DN để thảo luận về các thay đổi p/luật và c/sách

1,08 1,21 0,00 1,21 8,84 8,57 20,90 18,60

Điểm trang web của tỉnh 17,00 19,00 0,00 0,00 9,00 14,25 18,00 20,00 Tỷ lệ % DN cho biết chất lượng

dịch vụ tư vấn do cơ quan của tỉnh cung cấp về thông tin p/luật là tốt/rất tốt

45,05 24,20 24,49 6,67 48,05 20,08 60,94 33,77

Nguồn: VCCI

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Vấn để về thủ tục hành chính thuê đất và thời hạn sử dụng đất thuê là vấn đề mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đều rất quan tâm và hiện đang gặp nhiều khó khăn ở Việt Nam. Theo khảo sát của CIEM/GTZ một doanh nghiệp Việt Nam phải mất trung bình 230 ngày, hoàn tất 7 thủ tục để có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thuê đất. Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam xếp hạng 139/155 nước về mức độ dễ dàng trong việc đăng ký bất động sản và bị xếp hạng cuối cùng về tính minh bạch.

Chỉ số “ Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất” đánh giá mức độ khó khăn/ thuận lợi của doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, và sự ổn định, an toàn trong khi sử dụng mảnh đất đó. Do tính đặc thù của Thủ đô, đánh giá theo chỉ số này Hà Nội xếp thứ hạng rất thấp, năm 2006 xếp vị trí 63/64; năm 2008 mặc dù đã cải thiện điểm số từ 4,19 lên 4,73 nhưng Thành phố lại tụt xuống vị trí cuối cùng. Các thành phố khác như Đà Nẵng, TPHCM cũng đều xếp hạng thấp, chỉ riêng Bình Dương đứng vị trí cuối trong nhúm Khỏ.

Chỉ số này được xem xét trên hai khía cạnh: Thứ nhất, tiếp cận đất đai; thứ hai, sự ổn định trong sử dụng đất đai. Xột trờn hai khía cạnh này, Hà Nội đều đứng ở nhóm thấp, tương ứng vị trí thứ 59 và 61, với 7/10 chỉ tiêu xếp hạng “thấp” và “tương đối thấp”.

Bảng 2.4. Chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất của Hà Nội năm 2006 và 2008

Chỉ tiêu Giá trị Nhỏ nhất Trung vị Lớn nhất

2006 2008 2006 2008 2006 2008 2006 2008

Tỷ lệ % DN có giấy CNQSDĐ hay đang trong thời gian chờ nhận giấy CNQSDĐ

25,00 38,36 23,29 38,36 55,28 81,17 77,78 96,55 Tỷ lệ % DN không có giấy

CNQSDĐ và phải thuê lại đất từ các DNNN

26,42 0,00 10,73 36,07

Tỷ lệ % DN cho biết sự khó khăn về đất đai và mặt bằng cản trở việc mở rộng s/x kd của DN 70,00 48,57 64,27 78,38 Đánh giá của DN về chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất 56,52 33,73 53,45 82,14 Tỷ lệ % diện tích đất có giấy CNQSDĐ 53,83 58,42 11,27 19,52 69,23 77,59 96,54 98,75 Mức độ rủi ro mặt bằng kinh 2,44 2,40 1,95 1,63 2,49 2,04 3,05 2,49

doanh do bị chính quyền thu hồi cho mục đích khác, phân chia theo 5 mức độ (5=rủi ro thấp nhất)

Tỷ lệ % DN cho rằng số tiền bồi thường trong trường hợp đất bị thu hồi là thỏa đáng

35,00 21,82 21,43 21,25 40,00 38,82 58,33 52,75 Mức độ rủi ro về thay đổi các

điều kiện cho thuê đất, phân chia theo 5 mức độ (5=rủi ro thấp nhất)

2,94 2,66 2,55 2,63 3,10 3,12 4,00 3,54

Tỷ lệ % DN cho rằng cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thuê là công bằng

20,45 20,69 0,00 20,69 44,44 39,09 69,70 60,00 Thời hạn thuê (số năm)

65,68 38,34 70,56 108,3

0

Nguồn: VCCI

Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước

Trong đánh giá của VCCI, chỉ số thành phần “Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước” chỉ chiếm trọng số 5% nhưng là một chỉ số khá quan trọng bởi nó phản ánh

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 31 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w