- Phổ biến, công khai các văn bản pháp qui do các cơ quan Trung ương ban hành
3.2.7. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư.
Hiện nay việc các doanh nghiệp tiếp cận khó khăn các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng do nhiều nguyên nhân. Các cơ chế, chính sách còn chưa thực sự thông thoáng, cởi mở, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. Hệ thống thông tin tín dụng chưa hoàn thiện, các quy định về tài sản thế chấp chưa ban hành đầy đủ thủ tục vay tín dụng còn rườm rà, mất thời gian: các tổ chức phải tiến hành nhiều thủ tục bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi cho vay các tổ chức tín dụng thường xem xét quá trình lịch sử đi vay và tài sản thế chấp của doanh nghiệp để quyết định về khoản tín dụng được yêu cầu. Với tỷ trọng rất lớn, khoảng 70% các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn theo con đường không chính thức, thì một khỏan tài sản khổng lồ của doanh nghiệp đang không thể sử dụng vào việc thế chấp vay ngân hàng. Mặt khác, với tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập là rất lớn, yêu cầu tài sản thế chấp của phần lớn doanh nghiệp là yêu cầu không thể đạt được.
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chương trình, chính sách cần tập trung nhiều vào hỗ trợ tài chính. (Khoảng 60% các nước tham gai diến đàn APEC cung cấp dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ về tài chính). Thành phố cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ hơn đến các nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.
- Phối hợp với Trung ương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy nhanh phát triển thị trường tài chính, góp phần khơi thông dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời thúc đẩy tính minh bạch, hiệu quả trong quản trị và
đầu tư cho doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phát triển các tổ chức hỗ trợ thị trường, bao gồm các tổ chức và định chế tài chính, ngân hàng, đầu tư, các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức tư vấn và các tổ chức giáo dục. Trong bối cảnh sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước giảm dần, vai trò của các tổ chức này sẽ càng trở lên quan trọng hơn trong việc thúc đẩy các giao dịch, cung cấp và điều phối nguồn lực và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp tham gia thị trường.
- Nghiên cứu bổ sung các quy định, xây dựng các cơ chế biện pháp để thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Xây dựng đề án hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, ứng dụng và phát triển công nghệ kĩ thuật.
Các chương trình tín dụng, ưu đãi cho doanh nghiệp chỉ nên triển khai cho một số ngành nghề ưu tiên của Thành phố, thực hiện trong thời gian nhất định vơi khoản kinh phí nhất định.
- Phối hợp với Trung ương mở rộng hệ thống trung tâm thông tin ứng dụng trên địa bàn. Đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực và tài lực nâng cao khả năng ung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp và ngân hàng; xây dựng chương trình hỗ trợ kĩ thuật cho các ngân hàng thương mại áp dụng kĩ thuật quản lí rủi ro tín dụng, đào tạo nâng cao năng lực đánh giá hiệu quả dự án của cán bộ tín dụng ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng cường phối hợp với các tổ chức nước ngoài (JBIC, EU, KAWF..) để huy động nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quỹ đầu tư phát triển của Thành phố đồng thời nghiên cứu thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm. Tăng cường hiệu quả hoạt động của quĩ trong việc hỗ trợ đào tạo, tư vấn nâng cao năng lực quản lí của doanh nghiệp. Tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm về kết quả , hiệu quả triển khai việc thực hiện bảo lãnh tín dụng thông qua Qũy đầu tư phát triển của Thành phố. Trên cơ sở đánh giá sơ kết kết quả thực hiện thời gian qua để có thể quyết định chuyển đổi mô hình hoặc hoàn thiện phương thức hoạt động hỗ trợ bảo lãnh tín dụng.
- Khuyến khích hỗ trợ ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhánh, huy động vốn để kịp thời nguồn vốn và tín dụng cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu cung cấp bổ sung nguồn tài chính cho các ngân hàng để thúc đẩy họ cho các doanh nghịờp vừa và nhỏ vay vốn; cung cấp các khoản tín dụng nhỏ dưới hình thức tài chính vi mô cho các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, ứng dụng và phát triển công nghệ, kĩ thuật.
Khuyến khích các ngân hàng mở rộng kênh cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt Nam. Phát triển thị trường chứng khoán và thị trường OTC. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình thức tín dụng cho thuê tài chính, như một kênh cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp khi không đủ điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Hiện nay có 10 công ty cho thuê tào chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, song do thông tin còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp chưa biết tới kênh tín dụng này.
- Khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn qua nhiều hình thức, như niêm yết trên thị trường chứng khúan, tổ chức thành công ty cổ phần, hợp tác liên kết, liên doanh đầu tư nhằm cơ cấu lại nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp các hình thức quản lí tài chính hiệu quả, tiên tiến, nâng cao tính minh bạch, lập hồ sơ tài chính đầy đủ theo đúng quy định; xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh mạch lạc, khả thi nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định khi cho doanh nghiệp vay vốn dự án, không phải thế chấp tài sản.