Sự bình đẳng trong phát triển doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 62 - 64)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.3.2.3. Sự bình đẳng trong phát triển doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh.

dân doanh.

Mặc dù Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc tạo môi trường bình đẳng phát triển các thành phần kinh tế như việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia bình đẳng vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô; Quy chế đấu thầu, đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn Thành Phố..vv.., nhưng Thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước của cả Trung ương và địa phương, nên kết quả thực hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Những cơ chế, chính sách ưu tiên vẫn chủ yếu dành cho các DNNN, hay chỉ có DNNN tiếp cận được. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đỏnh giỏ thực trạng cơ chế, chính sách và đề xuất tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, thời gian qua phần lớn các cơ chế, chính sách ưu đãi của Thành phố, như hỗ trợ từ vốn đầu tư XDCB từ ngân sách, hỗ trợ thuế xuất, tiền thuê đất, kinh phí hỗ trợ nghiên cứu khoa học…đều chủ yếu hỗ trợ DNNN.

Kết quả này cũng khá gần với đánh giá của PCI: năm 2006 Hà nội được xếp vị trí cuối cùng của cả nước theo chỉ số “ưu đãi doanh nghiệp nhà nước”. Chỉ số ưu đãi đối với DNNN (Môi trường cạnh tranh) được nhóm nghiên cứu PCI sử dụng để đánh giá sự phân biệt chính sách, có những ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp NN từ gúc nhỡn của các doanh nghiệp tư nhân, Đây là chỉ số phản ánh môi trường bình đẳng mà chính quyền địa phương tạo lập để phát triển mọi thành phần kinh tế. Trong 9 chỉ tiêu của chỉ số này (6 chỉ tiêu sử dụng kết quả khảo sát, 3 chỉ tiêu sử dụng số liệu thống kê), thì Hà Nội có 5 chỉ tiêu xếp vị trí thấp hoặc “tương đối thấp”. TPHCM là thành

phố lớn, tập trung nhiều DNNN, như Hà Nội, song chỉ có 3 chỉ tiêu xếp hạng dưới “Trung bỡnh”, cũn Bỡnh Dương – 2, Đà Nẵng – 1.

Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh, đóng góp vào phát triển ngày càng lớn vào kinh tế xã hội Thủ đô, theo kết quả khảo sát của VCCI, song chỉ có 30,21% doanh nghiệp ở Hà Nội đánh giá tích cực về thái độ của chính quyền Thành Phố đối với các doanh nghiệp tư nhân (năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 38,2%), trong khi TPHCM có 40,8%, Bình Dương có 70,09%, và chỉ có 57,3% doanh nghiệp nhận thấy thái độ của chính quyền Thành phố đang được cải thiện (thành phố Hồ Chí Minh có 72,7%, Bình Dương có 80,05). Phần lớn doanh nghiệp cho rằng sự ưu đãi khu vực kinh tế nhà nước hay các công ty cổ phần hoá cản trở công việc kinh doanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM có chỉ tiêu “ưu đãi doanh nghiệp nhà nước” ở vị trí thấp, tương ứng 62,60.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến những bất cập trong các quy định quá trình cổ phần hoá, nhưng với sự nỗ lực của Thành phố, việc giảm bớt số lượng lớn các DNNN, chỉ giữ lại DNNN trong một số lĩnh vực quan trọng đã phần nào giúp môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn và được doanh nghiệp tư nhân ghi nhận. Nhờ đó chỉ số “ưu đãi doanh nghiệp” của Thành phố Hà Nội tăng từ 4,70 điểm năm 2006 lên 7,08 điểm năm 2008, đưa vị trí xếp hạng từ 64 lên 50. Song theo đánh giá của VCCI, trong năm 2008 cũng như tình hình của cả nước, việc triển khai cổ phần hoá của Thành phố đang có dấu hiệu chững lại. Môi trường cạnh tranh của Thành phố vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế: nhìn nhận của một bộ phận cán bộ, công chức đối với vai trò của khu vực kinh tế tư nhân còn chưa khách quan, thái độ tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp tư nhân chưa có thiện cảm, đánh giá thấp về thái độ của các cơ quan thành phố. Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ của Thành phố vẫn chỉ có các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hoá được tiếp cận, chưa đi đến được các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, các cơ chế chính sách chưa phát

huy được hiệu quả, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w