Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ
2.3.3.3 Đào tạo lao động
Đối với chỉ tiêu “ Chất lượng giáo dục do các cơ quan Tỉnh cung cấp”, Hà Nội xếp ở nhóm “ thấp” đứng vị trí 60/64 (năm 2008 vươn lên vị trí 40/64). Khoảng 56,7% Doanh nghiệp đánh giá chất lượng cung cấp giáo dục tốt, nhưng có khoảng 10% đánh giá kém. Trong khi đó đánh giá chất lượng giáo dục tốt ở Đà Nẵng là 88,5% Doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh – 75-3%, Bình Dương – 69%. Trong khi đó, chỉ tiêu “ Chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của Tỉnh cung cấp” Hà Nội xếp ở nhóm “trung bỡnh” với 54,3% Doanh nghiệp đánh giá chất lượng đào tạo nghề tốt, nhưng có đến khoảng 30% đánh giá chất lượng kộm. Cỏc Tỉnh khác cũng có tỷ lệ Doanh nghiệp đánh giá tốt không cao lắm: Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ
lệ 59,9%, xếp vị trí 18, Đà Nẵng - vị trí 7 với 65%. Đứng đầu chỉ tiêu này là Tỉnh Vĩnh Phúc với 74,7% Doanh nghiệp đỏnh gớa tốt.
Nhìn chung, theo đánh giá của Doanh nghiệp, chất lượng giáo dục – đào tạo nghề của Hà Nội chưa đáp ứng được yêu cầu của Doanh nghiệp. Tỷ lệ Doanh nghiệp Hà Nội đánh giá tốt còn thấp hơn các Tỉnh, Thành phố khác bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan, chất lượng giáo dục đào tạo còn chưa cao với cơ cấu giáo dục, đào tạo chưa hợp lý, công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, như nhận định trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV. Cụm từ “ do cơ quan Tỉnh cung cấp ” trong câu hỏi khảo sát có thể chưa làm hiểu đầy đủ, chính xác, loại bỏ hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề do trung ương quản lý trên địa bàn, Một nguyên nhân khác liên quan đến yếu tố tâm lý, mức độ yêu cầu của Doanh nghiệp Hà Nội. Yếu tố này dựa trên cơ sở các Doanh nghiệp ở Hà Nội có xu hướng thực hiện cách hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi tay nghề cao hơn các Tỉnh khác. Do vậy dù trình độ, tay nghề lao động của Hà Nội có cao hơn, song còn chưa thoả mãn được yêu cầu và mong đợi của cộng đồng Doanh nghiệp Thành phố.
Chỉ tiêu thứ 3 “Chất lượng tuyển dụng và môi giới lao động” của Hà Nội đứng vị trí thứ 10, đứng đầu trong nhúm “khỏ” (năm 2008 tụt xuống vị trí 29). Thực tế trong những năm qua Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và phát triển thị trường lao động. Có 62,3% Doanh nghiệp Hà Nội đánh giá tốt theo chỉ tiêu này, cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh (58% - vị trí 15), nhưng thấp hơn Bình Dương (68,8% - vị trí 3), Đà Nẵng (72,9%- vị trí 1).
Chỉ tiêu cuối cùng dựa trên số liệu thống kê “Số trường dạy nghề trên 100.000 dõn” được đưa ra để đánh giá cơ sở hạ tầng đào tạo nghề của địa phương. Như đánh giá ở phần 1, cách tiếp cận có những hạn chế, chưa phân biệt được quy mô, mức độ trang thiết bị của trường. Theo chỉ tiêu này Hà Nội có 0,94 trường/ 100.000 dân, xếp vị trí 18 (năm 2008 chỉ tiêu này tăng thành 1,16, nâng xếp hạng lên vị trí thứ 16). Thành
phố Hồ Chí Minh có 1,57 trường (xếp vị trí 4), Bình Dương có 2,09 trường (xếp vị trí 1).
Như vậy, so với yêu cầu của Doanh nghiệp, chất lượng giáo dục đào tạo của Hà Nội còn chưa đáp ứng. Mặc dù có một số vấn đề trong cách đặt câu hỏi điều tra Doanh nghiệp, nhưng với định hướng phát triển những ngành kinh tế trình độ cao, chất lượng cao, thì thực sự chất lượng các dịch vụ giáo dục, đào tạo nghề cũng như dịch vụ hỗ trợ tuyển dụng lao động của Thành phố còn cần tiếp tục phải nâng cao hơn nữa.