Tính năng động và tiên phong của chính quyền Thành phố

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 67)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.3.3.1. Tính năng động và tiên phong của chính quyền Thành phố

Mặc dù có nhiều nỗ lực cố gắng, nhưng Thành phố vẫn còn tồn tại một số hạn chế, gây vướng mắc cho hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Như đánh giá của lãnh đạo chính quyền Thành phố: năng lực chỉ đạo, điều hành và thực hiện chưa đáp ứng được những đòi hỏi của khối lượng công việc ngày càng lớn và yêu cầu cao hơn của Thủ đô. Việc xây dựng, ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khu vực KTTN còn chậm; quá trình tổ chức thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả, nhiều doanh nghiệp còn chưa hoặc rất khó tiếp cận được đến các hỗ trợ của Thành phố. Trách nhiệm và trình độ của một bộ phận cán bộ còn yếu kém; một số còn chưa nhìn nhận đúng vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Đánh giá này là khá phù hợp với kết quả nghiêm cứu PCI: khoảng 70% doanh nghiệp cho rằng thái độ chính quyền của Thành phố đối với các doanh nghiệp tư nhân còn chưa tốt.

Hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan của Thành phố còn chưa cao. Thành phố còn chưa chủ động phối hợp, kịp thời đề xuất, kiến nghị, tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương. Theo kết quả điều tra, 36% cho rằng sự phối hợp giữa chính quyền Trung ương và Hà Nội còn chưa tốt, 57% doanh nghiệp cho rằng các cơ quan nhà nước của Thành phố áp dụng chính sách thống nhất tại các cấp. Chỉ tiêu “Tỉnh triển khai tốt trong khuôn khổ các quy định của Trung ương” Hà Nội đứng vị trí 62/64. Bình Dương đứng vị trí thứ nhất với 93,5% doanh nghiệp đánh giá tốt. Việc áp dụng thiếu linh hoạt các quy định của Trung ương, tâm lý ngại “vận dụng luật” để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là đặc điểm chung của các cơ quan Thành phố. Khi có điểm chưa

rõ ràng trong một quy định chung của các cơ quan Thành phố. Khi nào có điểm chưa rõ ràng trong một quy định cụ thể của Trung ưong các doanh nghiệp mong muốn được các cấp chính quyền Thành phố vận dụng, tạo điều kiện theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên 69% doanh nghiệp cho rằng Thành phố sẽ “hoón việc ra quyết định và xin ý kiến từ các cơ quan Trung ương liên quan” và 14% cho rằng thậm chí “giải thích theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp”. Thái độ của các sở, ngành cũng tương tự: 65% “hoón việc ra quyết định và xin ý kiến từ các Trung ương liên quan” và 19% “giải thích theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp”. Với 46,4% doanh nghiệp đánh giá Thành phố sáng tạo và sáng suốt khi giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp theo, theo chỉ tiêu “Tớnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp” Hà Nội đứng vị trí 59; Bình Dương đứng vị trí 1 với 88,6% doanh nghiệp đánh giá tốt. Chính quyền Thành phố cũng chưa thực sự năng động trong hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp. Theo chi tiêu “Khi có văn bản pháp lý mới, tỉnh không bao giờ và hiếm khi tham khảo ý kiến của doanh nghiệp”, Hà Nội đứng vị trí 56/64, thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 35), Đà Nẵng (26), Bình Dương (23).

Chỉ tiêu “Khụng có sáng kiến nào ở cấp tỉnh, tất cả đều đến từ cấp Trung uơng”, Hà Nội đứng thứ 16 và 25,9% doanh nghiệp đồng ý với nhận định; thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ 8 với 20,6%, Bình Dương đứng vị trí thứ nhất với 14,6%. Việc xếp hạng còn thấp hơn các tỉnh trên là do theo đánh giá của 65% doanh nghiệp, Thành phố còn cản trở, gây trở ngại trong việc thực hiện các chính sách tốt của Trung ương. Vấn đề này càng trở nên rõ nét hơn ở các cấp cơ sở: 77% doanh nghiệp đánh giá. Việc xếp hạng còn thấp hơn các tỉnh trên là do theo đánh giá của 65% doanh nghiệp, Thành phố còn cản trở, gây trở ngại trong việc thực hiện các chính sách tốt của Trung ương. Vấn đề này càng trở nên rõ nét hơn ở các cấp sở: 77% doanh nghiệp đánh giá “việc thực thi những sáng kiến tốt ở cấp sở, ngành có vấn đề”. Ngược lại, Hà Nội đứng thứ 11 theo chỉ tiêu “Tỉnh có sáng kiến tốt nhưng còn thiếu cản trở ở Trung ương”. Theo đó, 36% doanh nghiệp cho rằng Hà Nội có sáng kiến tốt, song việc triển khai gặp cản

trở từ cá quy định của Trung ương. Đứng đầu về tỷ lệ này là Bình Dương với 61,5%, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 57,8%. Tuy còn những hạn chế, song những cố gắng của Thành phố để giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp cũng được đánh giá tích cực: 57,8%. Tuy còn những hạn chế, song những cố gắng của Thành phố để giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp cũng được đánh giá tích cực: 57% doanh nghiệp cho rằng môi trường cho hoạt động của doanh nghiệp đang có xu hướng tốt lên và chỉ có 2% đánh giá đang tồi đi. Đây là điều ghi nhận của doanh nghiệp về những nỗ lực của chính quyền Thành phố trong việc đưa ra những chính sách hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp tư nhân.

Nhìn chung, từ thực tế cũng như đánh giá của doanh nghiệp, Hà Nội có nhiều sáng kiến tốt trong việc giải quyết các vướng mắc, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, Thành phố còn chưa vận đụng chủ động, hiệu quả những quy định của Trung ương để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đặc điểm này chính là nguyên nhân mà Thành phố không thuộc nhúm cỏc tỉnh, thành phố “vượt rào”, nhưng cũng là điểm mà doanh nghiệp đánh giá thấp tính năng động, sáng tạo việc đưa ra văn bản pháp quy mới cũng làm cho nhiều doanh nghiệp hiểu biết ít hơn về những chương trình, chính sách hỗ trợ, đồng thời làm giảm đi những nỗ lực của Thành phố trong con mắt của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w