Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 97 - 104)

- Phổ biến, công khai các văn bản pháp qui do các cơ quan Trung ương ban hành

3.2.8. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ

Vai trò hỗ trợ của Nhà nước là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định, đặc biệt khi phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và trong giai đoạn mới phát triển. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Nhà nước cần tăng cường phối kết hợp giữa Nhà nước với các tổ chức và hiệp hội ngành nghề; đồng thời đổi mới

phương thức hỗ trợ cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp cần tạo cơ hội bình đẳng phát triển mọi thành phần kinh tế; đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế. Hệ thống giải pháp tập trung chủ yếu vào phương thức hỗ trợ gián tiếp nhằm nâng cao tính chủ động, sấng tạo, động lực phát triển doanh nghiệp.

- Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, sự tham gia chủ động , sáng tạo vào thị trường thế giới, vào các định chế thương mại như WTO, AFTA, BTA… sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay doanh nghiệp tư nhân Hà Nội nói riêng có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh hợp tỏc…Vai trũ của Nhà nước trong việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, là khối doanh nghiệp chưa có tiềm lực, chưa có kinh nghiệm thực hiện. Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại là biện pháp hỗ trợ của Nhà nước được WTO cho phép và đang được thực hiện khá phổ biến ở các nước phát triển. Thời gian tới Hà Nội cần tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, lấy kết quả xuất nhập khẩu của doanh nghịờp làm thước đo cho hoạt động hừ trợ của Thành phố :

+ Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan chủ trì xúc tiến thương mại của Thành phố, nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả; lấy đối tượng khách hàng là doanh nghiệp làm trung tâm, hướng vào thị trường và sản phẩm cụ thể. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại về ngoại ngữ, kĩ năng xúc tiến thương mại. Phối hợp với Cục xúc tiến thương mại- Bộ Thương mại để xây dựng triển khai các chương trình xúc tiến tránh trùng lặp.

+ Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư của Thành phố giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2015. nâng cao chất lượng công tác hoạch định, xây dựng chiến lược dài hạn về công tác xúc tiến đầu tư, thương mại, tập trung vào thị trường trọng

điểm, thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Hà Nội, nhóm sản phẩm trọng điểm, có tiềm năng xuất khẩu (Nhật, Hàn Quốc…)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại; nghiên cứu thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm xụ tiến đầu tư- thương mại- du lịch. Nghiên cứu thành lập quỹ xúc tiến đầu tư thương mại du lịch của Thành phố để chủ động triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến đa lĩnh vực với nguồn kinh phí lấy một phần từ nguồn hỗ trợ xúc tiến thương mại của trung ương trong chương trình xúc tiến thương mại của quốc gia. Quỹ xúc tiến đầu tư thương mại du lịch của Thành phố cần dành một khoản phù hợp để nâng cao năng lực cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm phục vụ xuất khẩu, cải tiến mẫu mã sản phẩm…

Quỹ xúc tiến thương mại sẽ tăng phối kết hợp giữa xúc tiến trong 3 lĩnh vực: đầu tư, thương mại và du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu.

+ Tăng cường liên kết, phối kết hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, thương vụ Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan truyền thông báo chí và doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh tổng hợp và hiệu quả xúc tiến thương mại. Mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến thương mại chuyên nghiệp trên thế giới nhằm tranh thủ sự trợ giúp nâng cao năng lực cơ quan xúc tiến thương mại của Thành phố. Phối hợp với thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các Bộ, ngành Trung ương, các hiệp hội, tổ chức (VCCI, ArmCham, EuroCham…) tăng cường đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh và thương hiệu Hà Nội trên thế giới; hỗ trợ cung cấp thông tin các nước sở tại về văn hóa, phong tục tập quán, luật chống phá giá, luật cạnh tranh, xuất xứ hàng hóa, các hiệp hội… Tiếp tục xây dựng và công bố công khai danh mục các dự án cụ thể kêu gọi đầu tư với đầy đủ các thông tin (địa điểm, diện tích, cơ chế ưu đói…)

+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xúc tiến thương mại: kho ngoại quan, hạ tầng CNTT để xử lí thông tin thương mại, phục vụ giao dịch trực tuyến… Tập trung xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị quốc tế chuyên nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại, gắn với các khu dịch vụ phụ trợ khác. Phối hợp các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong cả nước, các tổ chức xúc tiến thương mại du lịch của các nước trong khu vực và quốc tế, tổ chức các hội chợ thương mại kết hợp với hội chợ du lịch, xúc tiến đầu tư. Các hội chợ triển lãm cần nghiên cứu kết hợp giữa hội chợ triển lãm tổng hợp, đa ngành với chuyên ngành, nâng cao tính đa dạng kết hợp với tớnh chuyờn sõu để đưa thành phố thành trung tâm hội chợ, triển lãm trong nước và khu vực.

+ Các Sở, ngành cùng một tờ báo của Thành phố triển khai thực hiện chương trang nhằm hỗ trợ thông tin về kế hoạch quảng bá thương mại- dịch vụ -đầu tư cho doanh nghiệp (tại Thành phố Hồ Chí Minh các sở ngành phối hợp với báo Sài Gòn giải phóng thực hiện chuyên trang thương mại- Công nông nghiệp- Đầu tư để đăng tải chủ trương chính sách của Thành phố và Trung ương liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp)

+ Tổ chức xây dựng Showroom xuất khẩu của Thành phố theo mô hình của thành phố Hồ Chí Minh nhằm đồng thời tiếp thị tại chỗ, tiếp thị qua mạng, tăng khả năng cạnh tranh của công cụ xuất khẩu sử dụng cụng nghờ mới. Showroom không những xúc tiến cung cấp thông tin mà còn sắp xếp các cuộc gặp giữa Doanh nghiệp thành phố với các đối tác trong và ngoài nước.

- Do thiếu năng lực cần thiết cho sự phát triển, các doanh nghiệp rất cần tới các dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) như một công cụ hỗ trợ. Thành phố cần kiến nghị trung ương cho những cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích tạo điều kiện phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh trên địa bàn: đào tạo, kế toán, tư vấn tài chính và thuế….

Triển khai xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ của Thành phố xác định rừ cỏc mục tiêu ưu tiên và nguồn lực thực hiện. Tổ chức triển khai các chương trình nên theo hướng Nhà nước hỗ trợ gián tiếp đối với các chương trình, dự án; các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp thực hiện. Các cơ quan Nhà nước tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ về quản lí Nhà nước, hạn chế việc tham gia các chương trình, dự án cụ thể, ngoại trừ các chương trình dự án thí điểm có quy mô rộng, có tính chất thí điểm tìm chọn mô hình. Khuyến khích tổ chức áp dụng phương thức đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện: Các nàh cung cấp dịch vụ có đủ năng lực sẽ tham gia đấu thầu và tham gia thực hiện chương trình dự án.

Xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng và thông tin, từng bước nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu triển khai thành lập Quỹ tư vấn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ phớ thuờ cỏc chuyên gia trong nước và ngoài nước trong tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước; nghiên cứu nâng cao hiệu quả hệ thống sản xuất hoặc bố trí dây chuyền sản xuất; nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý sản xuất, thiết lập hệ thống kế toán theo đúng tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp… Trong đó ưu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp họat động trong các ngành dịch vụ mũi nhọn, các ngành công nghiệp chủ lực của Thành phố.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của việc đổi mới kĩ thuật, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. (Theo điều tra mặc dù trình độ công nghệ thiết bị của các doanh nghiệp phổ biến ở mức trung bình thấp, nhưng chỉ có 15,9% doanh nghiệp thấy cần thiết và 12,3% có nhu cầu tiếp cận công nghệ mới). Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề dể thúc đẩy triển khai thực

hiện chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực kĩ thuật, công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Phát triển nhanh thị trường khoa học công nghệ, tạo sự cạnh tranh trong nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ. Nghiên cứu mô hình liên kết hiệu quả giữa các trường, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu, triển khai và chuuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu. Nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học, hạ tầng cung cấp, trao đổi, mua bán thông tin và công nghệ trên địa bàn. Kêu gọi nguồn vốn ĐTNN vào xây dựng trung tâm nghiên cứu, chuyển giao có quy mô lớn trong toàn khu vực, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ mới, hiện đại cho các doanh nghịờp trờn địa bàn.

+ Triển khai đánh giá trình độ thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn, tập trung trước tiên vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển của Thành phố. Trên cơ sở đó, với sự tham vấn của các chuyên gia Trung ương, nước ngoài, các nhag khoa học, các nhà quản lý, các hiệp hội… triển khai xây dựng Chiến lược công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là cơ sở cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ để các doanh nghiệp tham khảo, xác định được hướng đi của mình, đồng thời là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xác định đối tượng, phạm vi hỗ trợ từ ngân sách thành phố.

+ Xây dựng chính sách khuyến khích các doanh nghịờp nhỏ và vừa tiếp nhận và thích ứng công nghệ tiên tiến, phương pháp sản xuất, máy móc, thiết bị, hiện đại để sản xuất sản phẩm cạnh tranh. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như ưu đãi tín dụng, tư vấn chuyên gia…trong đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cho một số lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, có khả năng xuất khẩu.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tư vấn về các loại hỡnhn trình độ công nghệ. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, nghiên cứu ban hành Quy chế quản lý nhập khẩu các máy móc thiết bị phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Trong quy chế cần xác định rõ

những tiêu chí, điều kiện để hạn chế việc nhập các máy móc lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, tham gia cùng doanh ngiệp tổ chức thẩm định các máy móc thiết bị nhập khẩu

+ Tổ chức các chợ thiết bị và công nghệ tại Hà Nội và các tỉnh, đồng thời xây dựng chợ trên mạng để xúc tiến thị trường khoa học công nghệ, cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về các cơ chế, chính sách chuyển giao công nghệ, các cơ sở nhà nghiên cứu khoa học công nghệ Việt Nam, những doanh nghiệp cho thuê máy móc công nghệ hiện đại.

- Triển khai chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo Quyết định 68/2005/QQĐ-TTg ngày 04/04/2005 của Thủ tướng chính phủ. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp về xây dựng khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ, ưu tiên các doanh nghiệp có sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lưọng quốc tế (ISO, TQM…), xây dựng hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ, đăng kí chất lượng, nhón mỏc, in mã số, mã vạch sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý theo mục tiêu; nghiên cứu, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và các phương pháp quản lý tiên tiến.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định được cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC theo Quyết định 45/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 10/2006/TT-BCA của Bộ công an. Hỗ trợ phát triển nhanh hệ thống các ngành phụ trợ. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý thị trường, chống hiện tượng buôn bán hàng lậu, hàng giả, lừa đảo trong kinh doanh, vi phạm bản quyền và gian lận thương mại…đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp theo các cam kết WTO.

- Nghiên cứu phát triển Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành cơ quan đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, có địa vị pháp lí nhất định. Xác lập cơ chế phân phối công tác giữa các cơ quan liên quan một

cách rõ ràng, trong đó cần quy định nhiệm vụ cụ thể của một số sở, ngành liên quan trực tiếp tới lĩnh vực được hỗ trợ. Nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu đưa Trung

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w