Chi phí không chính thức

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 64 - 65)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.3.2.4. Chi phí không chính thức

Theo nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế, chi phí không chính thức khá phổ biến trong những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Chi phí này bắt nguồn từ nguyên nhân các nước chưa có được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, nhiều quy định còn chưa rõ ràng, tạo cơ hội cho một số công chức nhà nước trục lợi. Điều đặc biệt ở đây là phần lớn các doanh nghiệp đều chấp nhận việc chi trả chi phí không chính thức, coi đây là chi phí bình thường, không ảnh hưởng hay cản trở đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hà Nội chỉ có 22,7% doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức cản trở hoạt động của doanh nghiệp (năm 2008 tỉ lệ này giảm xuống 19,72%), thành phố Hồ Chí Minh - 27,8%, cả nước là 42,6%. Nhìn chung các doanh nghiệp có thể chung sống hoà bình với tiêu cực này mặc dù quy mô chi trả cũng khá lớn: ở Hà Nội và TPHCM có khoảng 14% doanh nghiệp phải trả trên 10% doanh thu ( ở Hà Nội năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 7%). Điều đáng nói là việc cán bộ nhận tiền của doanh nghiệp không gắn liền với trách nhiệm phải thực hiện đề nghị của doanh nghiệp. Khá nhiều doanh nghiệp sau khi mất chi phí không chính thức nhưng cũng không giải quyết được công việc. Ở Hà Nội có 55% (năm 2008 là 38%), TPHCM có 43% doanh nghiệp trả lời không được giải quyết ngay cả sau khi đưa tiền cho cán bộ.

Nhìn chung, việc doanh nghiệp trả chi phí không chính thức là vấn đề khá phổ biến ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Vấn đề còn tồn tại khỏ lõu nờn tỷ lệ khá lớn doanh nghiệp mặc dù phải chi trả chi phí này, nhưng vẫn coi đó là bình thường và không cản trở hoạt động kinh doanh của họ. Mặc dù chính phủ, Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp, song vấn đề cũn khỏ gay gắt: Hà nội với hơn 4/5 doanh nghiệp điều tra phải trả chi phí không chính thức. Việc nhận hối lộ tuy phố biến, song mang nhiều tính chất cỏn nhõn hơn là tính tổ chức. Hành vi nhận tiền của doanh nghiệp ảnh

hưởng không nhiều đến quá trình thụ lý hồ sơ, giải quyết công việc của cán bộ: trên dưới khoảng 1/2 doanh nghiệp điều tra không được giải quyết công việc mặc dù đã chi trả chi phí không chính thức. Hà Nội theo đánh giá của doanh nghiệp, vẫn còn nhiều quy định mà qua đó cán bộ trục lợi cho bản thân, gây khó khăn cho doanh nghiệp (tỷ lệ doanh ngiệp có ý kiến này cao trong hai năm qua: năm 2006 là 76,7%, năm 2008 là 61,3%). Để giải quyết bất cập này , Thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa cải chác hành chính công, chú ý nhiều đến chất lượng hơn là quy mô, quan tâm hơn nữa đến chính sách tiền lương (có thể đề xuất xin cơ chế đặc thù của Chính phủ cho Thành phố để giải quyết vấn đề này); tập trung đơn giản hoỏ cỏc thủ tục hành chính, giảm tính mơi hồ trong các quy định, kiên quyết loại bỏ các quy định không cần thiết, đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của Thành phố; chủ trọng củng cố chất lượng đội ngũ cán bộ về cả trình ộ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp thông qua hệ thống tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ hợp lý và thanh tra, xử lý ngiờm những vi phạm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w