tranh của thành phố Hà Nội
Với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới, mức độ cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn không chỉ ở cấp doanh nghiờp, sản phẩm, mà đã hiện rõ ở cấp quốc gia, tỉnh/ thành phố. Để đảm bảo nâng cao đời sống tinh thần của người dân Hà Nội cần đặt nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của chính quyền Thành phố.
Thời gian qua, Thành phố đã nỗ lực, cố gắng triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, nhưng năm 2008 chỉ số PCI của Hà Nội chỉ xếp thứ 31 (mặc dù tăng lên 9 bậc so với năm 2006 là năm Thành phố xếp vị trí thấp nhất, nhưng lại giảm 4 bậc so với năm 2007). Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ cải cách của thành phố còn chưa đáp ứng yêu cầu, sự quyết tâm cao của lãnh đạo thành phố còn chưa được cụ thể hóa, chuyển biến vào công việc của từng cán bộ công chức, đặc biệt cấp cơ sở.
Sự cần thiết phải thực hiện cải cách càng trở nên cấp bách hơn sau khi Thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Việc sáp nhập với tỉnh Hà Tây và một số đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình sẽ mở ra những nguồn tiềm năng to lớn, song thành phố phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Chỉ số PCI của Hà Tây mặc có được cải thiện trong 1-2 năm gần đây, nhưng truyền thống là khá thấp: năm 2008, chỉ số CPI chỉ xếp thứ 55 vì thế đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính đồng bộ và đem lại hiệu quả cao. Chương 3 sẽ đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của thành phố qua phân tich ma trận SWOT từ đó đưa ra những phương án, giải pháp hợp lý nhất nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố.
3.1. Phân tích ma trận SWOT về chỉ số năng lực cạnh tranh của TP Hà Nội
Các yếu tố nội bộ
Các yếu tố môi trường