Nâng cao nhận thức và thái độc ủa cán bộ trong công việc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 93)

Áp dụng thực hiện giải pháp để nâng cao nhận thực thái độ của một bộ phận cán bộở các cấp, kể cả cán bộ, lãnh đạo chưa hiểu rõ vai trò và bản chất của ODA không chú ý đến yêu cầu về hiệu quả của việc sử dụng ODA. Từđó làm chủ trong quá trình chuẩn bị dự án; công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án không được thực hiện nghiêm túc ở các cấp.

Sự nhận thức chưa đúng của lãnh đạo các Ban QLDA giảm nghèo về vai trò then chốt của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng đội ngũ cán bộ.

Nâng cao nhận thức của cán bộđối với công tác giảm nghèo tại Việt nam

Như đã phân tắch ở trên, đặc điểm của công việc cán bộ dự án là tham gia trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó phải đi tìm công việc hoặc dự án khác. Vì vậy, để thu hút được cán bộ tham gia, đòi hỏi người đó phải có tâm và nhận thức

được rằng công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người dân, đặc biệt là của những người trực tiếp làm công tác giảm nghèo.

Ngoài ra, để cán bộ nhận thức được nhiệm vụ của mình trong công tác giảm nghèo, đòi hỏi mỗi cán bộ cần xác định được những kiến thức và kỹ năng cần có của mình, từ đó xác định được nhu cầu các hoạt động TCNL cần tham gia. Điều này rất quan trọng, nhằm tránh trường hợp cán bộ không nhận thức được mình cần có những kiến thức và kỹ năng gì, từ đó dẫn đến không chủđộng trong công việc của mình.

Nhận thức của cán bộ cần có một quá trình để thay đổi, trong đó đòi hỏi có sự tuyên truyền nhận thức để từđó thay đổi hành vi của cán bộ. Một số giải pháp cụ

thểđể thay đổi nhận thức cho cán bộ trong công tác giảm nghèo gồm:

Thứ nhất, tuyên truyền giáo dục phải là để làm cho cán bộ thay đổi thái độ đối với sự thay đổi, tức là để khiến họ thấy được rằng thay đổi là tất yếu. Bất kỳ sự

cố gắng nào để làm tạm ngừng sự thay đổi thì không những không thể đẩy lùi được nó mà còn làm nó trở thành lớn hơn, dữ dội hơn và khó quản lý hơn. Khi mọi người

đã chấp nhận rằng sự thay đổi là tất yếu, thì họ cũng sẽ hiểu rằng việc cưỡng lại sự

thay đổi sẽ là vô ắch. Thay cho việc để cho sự thay đổi như một làn sóng ào đến và cuốn ta đi, thì cần phải chủ động đón nhận làn sóng đó. Tuy rằng dù thế nào đi nữa thì người ta cũng ở trong làn sóng của sự thay đổi, nhưng thực sự, có sự khác biệt to lớn giữa việc miễn cưỡng thay đổi vì bị bắt buộc, thay đổi để đối phó với việc chủ

động đón nhận sự thay đổi ấy.

Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục phải là để giúp cán bộ có cách tiếp cận mới

đối với sự thay đổi, có nghĩa là khiến họ từ bỏ cách nghĩ cho rằng sự thay đổi ẩn chứa nhiều nguy cơ và bất trắc, thay vào đó là quan điểm cho rằng sự thay đổi có thể mang lại nhiều cơ hội và rằng nếu không thay đổi thì còn nhiều bất lợi và nguy cơ hơn. Trước hết, bản thân mỗi lần thay đổi đã là một cơ hội để thử thách, để

chứng minh khả năng hoặc để rèn luyện khả năng đứng vững và thắch nghi. Bên cạnh đó, rất biện chứng là mỗi sự thay đổi, cũng như những sự vật, hiện tượng khác,

đều chứa đựng trong nó cả yếu tố tắch cực lẫn tiêu cực. Hay nói một cách hình ảnh,

đằng sau mỗi sự thay đổi có cả những cánh cửa mở ra cơ hội lẫn những cánh cửa mở ra rắc rối và nguy cơ. Một cách tiếp cận tỉnh táo sẽ giúp cán bộ nh́n thấy và mở ra được những cánh cửa cơ hội đồng thời giúp họ tránh được hoặc hạn chế

bớt nguy cơ.

Thứ ba, tuyên truyền giáo dục phải là để giúp cán bộ xây dựng niềm tin vào khả năng thắch nghi và làm chủ sự thay đổi. Tức là, việc tuyên truyền, giáo dục phải giúp họ gạt bỏ sự lo lắng bằng cách khẳng định rằng dù sự thay đổi có thể gây sốc

nhưng việc giảm sốc, việc thắch nghi với thay đổi và kiểm soát sự thay đổi là điều hoàn toàn có thể làm được nếu có sự chuẩn bị chu đáo. Tác động của sự thay đổi

đối với con người cần được xem xét ở cả hai chiều là chiều vật lý (sức khoẻ và khả

năng thắch nghi của thân thể) và chiều tâm lý (sức khoẻ và khả năng thắch nghi của tâm thần). Sự chuẩn bị cho cán bộ, công chức đối mặt với sự thay đổi cũng cần tắnh

đến cả hai chiều này

Thứ tư, tuyên truyền, giáo dục phải là để giúp cán bộ hiểu rằng không nên và không được chỉ dừng lại ở mức phản ứng lại hoặc tìm cách thắch nghi với sự thay

đổi mà người khác hoặc môi trường tạo ra, mà cao hơn, chắnh bản thân họ cũng phải chủđộng tạo ra sự thay đổi.

Nâng cao thái độ làm việc với người hưởng lợi của dự án

Một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ các Ban QLDA là thực hiện các hoạt

động hỗ trợ trực tiếp với các đối tượng hưởng lợi, chủ yếu là các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, và phụ nữ. Các công việc hỗ trợ này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục, và trực tiếp tại các vùng đặc biệt khó khăn, nơi giao thông đi lại và cơ sơ vật chất còn nhiều thiếu thốn, và năng lực của người dân còn quá nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi những cán bộ làm công tác giảm nghèo cần có những thái độ

thân thiện, cởi mở, và nhiệt huyết khi làm việc với cộng đồng.

Thái độ của cán bộ Ban QLDA không chỉđược thể hiện ở việc thân thiện với cộng đồng, mà cần thể hiện thông qua các phương pháp khác nhau để có thể tiếp cận một cách có hiệu quả với các đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình thực hiện dự án. Các phương pháp phát triển cộng đồng nhưđánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), phương pháp và kỹ năng làm việc nhóm, phương pháp thuyết trình, phương pháp giải quyết xung đột... là những phương pháp mà các cán bộ Ban QLDA cần được học và áp dụng vào công việc quản lý dự án.

Thái độ học hỏi và cầu thị cũng là một trong những điều mà cán bộ Ban QLDA cần có khi làm việc với đối tác và người hưởng lợi tại các cấp thôn xã. Các thái độ cần có là tạo sự tham gia của người dân vào quá trình thu thập thông tin;

Tôn trọng những thành viên trong cộng đồng; Quan tâm để ý đến những gì họ biết, nói ra, chỉ ra và những gì họ làm; Hết sức kiên nhẫn, không thúc giục, không ngắt lời; Lắng nghe, không lên lớp, không giảng dạy; Khiêm tốn, nhún nhường và học hỏi; Giúp người dân trở nên tự tin, mạnh dạn trong việc diễn tả suy nghỉ, chia sẻ

kinh nghiệm và phân tắch những hiểu biết của họ.

Để có được thái độ thân thiện, phương pháp làm việc với cộng đồng hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ Ban QLDA cần tham gia nhiều hơn các hoạt động tại cộng

đồng, như hỗ trợ lập kế hoạch, theo dõi đánh giá, quản lý tài chắnh... Các hoạt động hỗ trợ vậy sẻ giúp cho cán bộ hỗ trợ cộng đồng có hiệu quả trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo các nguồn lực được hỗ trợ cho người hưởng lợi một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)