- Về trình độ học vấn: là khả năng về tri thức được xác định thông qua bằng cấp của một người lao động và kỹ năng để người đó có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những công việc nhằm duy trì cuộc sống. Trình độ học vấn được thể hiện qua hệ thống giáo dục chắnh quy, không chắnh quy, qua quá trình học tập suốt đời của một cá nhân.
- Về trình độ chuyên môn: là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm
đương các chức vụ quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực bao gồm:
+ Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng số lao động, thể hiện số lượng lao
động của một tổ chức, đơn vị đã và đang làm việc, công tác được thống kê theo từng năm. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn của lực lượng lao động mỗi tổ chức, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi quốc gia.
+ Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo.
Đào tạo là một quá trình học tập lý luận và kinh nghiệm để tìm kiếm một sự
biến đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân giúp cho cá nhân có thêm năng lực thực hiện công việc. Nhờ đào tạo mà người lao động tăng thêm hiểu biết, đổi mới phương pháp, cách thức, kỹ năng, thái độ làm việc và thái độđối với cộng sự.
Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tắch luỹ các kỹ
năng, những quy tắc, khái niệm hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của người lao động và những yêu cầu của công việc.
+ Cơ cấu bậc đào tạo tắnh theo trên đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Tạo điều kiện làm việc và phát huy năng lực: thực sự của người lao động, từđó nâng cao hiệu quả công việc, sắp xếp bố trắ họ vào những vị trắ xứng đáng phù hợp với khả năng của họ, và đôi khi cũng khuyến khắch họ bằng lợi ắch vật chất để
họ hăng say làm việc hơnẦ
- Tuyển chọn nhân sự: là tìm ra một người phù hợp để giao phó cho một chức vụ, một công việc đang trống. Hiệu quả hoạt động của một tổ chức phụ thuộc phần lớn vào phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ lao động. Do đó tuyển chọn có vai trò quyết định, tạo điều kiện sử dụng nhân sự.
- Bố trắ sử dụng nhân sự: là việc sắp xếp, bố trắ người lao động vào vị trắ làm việc mới phù hợp với trình độ và khả năng của người lao động cũng như sự cần thiết của công việc.
- Về phẩm chất chắnh trị, đạo đức: Ngoài yếu tố thể lực và trắ tuệ, quá trình lao động đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất như: tắnh kỷ luật, tự giác, tinh thần hợp tác và tác phong lao động, tinh thần trách nhiệm caoẦ. những phẩm chất này liên quan đến tâm lý cá nhân và gắn liền với các giá trị văn hoá của con người.
- Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật là yếu tố cơ bản để một tổ chức căn cứ vào nhằm định hướng và xây dựng chương trình mục tiêu hoạt động của tổ chức mình, nó thể hiện bằng các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiệnẦ đối với lĩnh vực ngành nghề trong từng giai đoạn cụ thể mà tổ chức tham gia.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội: Khi kinh tế phát triển càng cao, đời sống của con người được ổn định ở mức cao hơn, điều kiện để nâng cao sức khỏe, trình độ
chuyên môn được nâng lên, tuổi thọ con người sẽ tăng. Mặt khác kinh tế phát triển cùng với việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình toàn cầu hoá và thương mại quốc tế là điều kiện cạnh tranh của các nước, của từng vùng, từng địa phương, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại nguồn nhân lực phải cập nhật kiến thức để đáp ứng kịp thời với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngược lại nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để
phát triển kinh tế - xã hội.
- Về giáo dục và đào tạo:
+ Mức độ phát triển của giaó dục, đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vì nó không chỉ quyết định đến trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người lao động, thông qua các yều tố thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin kinh tế, xã hội, thông tin khoa học.
+ Khi mức độ phát triển giáo dục, đào tạo càng cao thì càng có khả năng nâng cao chất lượng theo chiều sâu của nguồn nhân lực. Điều này thể hiện ở chỗ
nâng cao chất lượng đầu ra và trong một nền giáo dục và đào tạo có trình độ phát triển cao thì chất lượng của đầu ra được đảm bảo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và của xã hội. Để nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục và đào tạo thì yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao trình độ của hệ thống giáo dục, đào tạo ngang tầm với các nước trên thế giới. Tác động của đầu tư giáo dục, đào tạo đối với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: giáo dục và đào tạo đem lại những lợi ắch lâu dài, to lớn cho cá nhân và xã hội, kinh nghiệm của các nước đã chứng tỏ đầu tư cho
giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đem lại hiệu quả
xã hội cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác.
+ Giáo dục và đào tạo hình thành đội ngũ lao động có năng lực hoạt động, năng lực khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh phấn đấu vì mục tiêu ỘDân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhỢ, giáo dục hình thành những con người có lối sống năng động, tự chủ, sáng tạo, có khả năng làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường.