Tình trạng đói nghèo của tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 49)

Trong 159 xã của Yên Bái thì có 62 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Tắnh theo thu nhập bình quân đầu người năm 2006, chỉ có 424 nghìn đồng/người/tháng,

đứng thứ 6/14 tỉnh thuộc khu vực miền núi phắa Bắc. Tắnh theo chuẩn nghèo mới (200.000 người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn, 260.000 người/tháng trở

xuống ở khu vực thành thị) năm 2006 cả tỉnh có 54.140 hộ nghèo, chiếm 34,17%, trong đó hộ nghèo ở nông thôn chiếm 42,24%, ở thành thị là 9,08%.

Năm 2007, theo số liệu thống kê đánh giá của Tổng cục thống kê, Yên Bái vẫn là tỉnh có tỷ lệ nghèo cao, đứng thứ 36 trong số 64 tỉnh thành. Yên Bái đứng thứ 55/64 tỉnh thành trong cả nước về xếp hạng chỉ số phát triển con người (HDI) và đứng thứ 44/64 tỉnh thành về xếp hạng chỉ số nghèo khổ tổng hợp (HPI).

Theo Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, mỗi năm, Yên Bái đặt mục tiêu giảm 4% hộ nghèo, tương ứng giảm 30.000 hộ nghèo trong cả giai đoạn 2006-2010. Để thực hiện mục tiêu này tỉnh cũng đã triển khai nhiều chương trình

như chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao nguồn lực (chương trình dạy nghề, khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ sản xuất) hay chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo. Qua quá trình thực hiện, toàn tỉnh đã huy động được trên 1006 tỷ đồng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đưa 8.247 hộ thoát nghèo. Tắnh đến 30/11/2008, số hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 36.347 hộ chiếm 21,3%.

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong công tác giảm nghèo, nhưng hiện trạng nghèo đói của Yên Bái vẫn còn rất rõ ở một số huyện nông thôn vùng cao, tỷ lệ hộ nghèo còn rất lớn. Cụ thể, trong 40 xã khó khăn thuộc vùng dự án giảm nghèo giai đoạn 2, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 51,46%. Điều kiện cơ sở hạ tầng tại các xã này còn rất hạn chế. Hầu hết các xã chưa có nhà văn hóa, đường sá đi lại còn khó khăn, chủ yếu là đường đất và đường cấp phối, hệ thống y tế còn thiếu thốn. Bởi vậy tỷ lệ mắc một số bệnh ở người dân còn cao, như bướu cổ 12% cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh 2%; trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 44%, cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh là 18,7%; tỷ lệ mắc sốt rét chiếm 0,8%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng mở rộng mới chỉđạt 95% so với tỷ lệ chung của tỉnh là 98%

+ Nguyên nhân khách quan

Địa hình chia cắt, khắ hậu rét đậm kéo dài vào mùa đông và khô nóng vào mùa hè, ảnh hưởng xấu đến gieo trồng các cây nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Địa hình dốc và khắ hậu làm thay đổi mực nước giữa mùa mưa và mùa khô, khiến cho mực nước ở các sông suối thấp. Mùa khô các công trình thủy lợi thiếu nước hoạt động, và ở vùng phắa tây, thời tiết khô, thiếu nước cho sản xuất,

ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư. Khắ hậu khô cũng làm cho hiện tượng cháy rừng xảy ra nhiều hơn. Trong mùa mưa lưu lượng và mực nước các sông tăng nhanh, dễ gây ra lũ quét ở các suối lớn gây thiệt cho sản xuất và đời sống của người dân, như phá hủy các công trình giao thông, thủy lợi, sói mòn, thoái hóa đất.

Các công trình giao thông, thủy lợi chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, giao thương, buôn bán. Điều kiện giao thông đi lại khó khăn cũng hạn chế

khả năng giao lưu học hỏi của người dân, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng xã hội còn thiếu và yếu khiến cho người nghèo khó tiếp cận

được các dịch vụ công (y tế, giáo dục, nước sạch...). Đặc biệt điều kiện cơ sở hạ

tầng của ngành Y tế, Giáo dục và Văn hóa còn hạn chế, cần phải tiếp tục đầu tư

nâng cấp nhiều mặt. Đối với ngành Giáo dục, công tác đầu tư cần sớm được tăng cường nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của lực lượng lao động trẻ và nhu cầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực. Đối với ngành y tế, cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dân số tại các khu vực nông thôn, miền núi.

+ Nguyên nhân chủ quan

Thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn, thiếu đất cho sản xuất nông nghiệp. Một bộ phận lao động lười lao động, thiếu/mất sức lao động. Vệ sinh và công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa tốt, ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều. Tỷ lệ tăng dân số nhanh, đặc biệt ở nông thôn ảnh hưởng của nét văn hoá đặc trưng của các dân tộc thiểu số

Là một tỉnh vùng núi, yếu tố văn hoá truyền thống và các thói quen sản xuất, sinh hoạt của đồng bào dân tộc có tác động khá lớn tới nghèo đói và phát triển. Trong sản xuất, tập quán thả rông gia súc cản trở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phá hoại cây trồng, tăng khả năng bị tác động từ rủi ro dịch bệnh. Trong sinh hoạt, thói quen chi tiêu chưa có kế hoạch có lúc gây đói cục bộ, và khó khăn cho

đầu tư mở rộng sản xuất ở các hộ gia đình. Thói quen sinh hoạt khép kắn trong thôn bản cũng hạn chế nhiều khả năng tiếp cận, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của người dân.

Định kiến về vai trò và vị trắ của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo nên bất bình đẳng giới tại các cộng đồng dân tộc thiểu số và ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo của địa phương. Mặc dù giữ vai trò quan trọng trong chăm sóc và

đóng góp kinh tế gia đình, nhưng phụ nữ lại chịu khá nhiều thiệt thòi, từ tiếp cận với y tế, giáo dục, nguồn lực sản xuất, kinh doanh tới tham gia ý kiến vào quá trình ra quyết định phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thiếu hụt về nguồn lực, phụ nữ

các dân tộc thiểu số chưa thể cải thiện được cuộc sống cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Để khắc phục các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Yên Bái đã tiến hành xây dựng Đề án xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 với các hoạt động cụ thể để thực hiện thành công các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo của Nhà nước. Đối với Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, các hoạt động trong mỗi hợp phần của dự án cũng sẽ nhằm mục

đắch giải quyết các nguyên nhân đói nghèo trên, giúp cho cộng đồng các dân tộc thiểu sốđịa phương tìm được những hướng đi phù hợp để thoát nghèo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)