+ Chỉ tiêu đánh giá trạng thái sức khỏe: Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, năng lực lao
động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trắ tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Hiến chương của Tổ
chức thế giới đã nêu ỘSức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không bệnh tật hay thương tậtỢ
Sức khỏe nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh tế cũng như chưa tham gia hoạt động kinh tế, trong học tập cũng như trong công tác, sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, khả năng sang tạo trong công việc và trong học tập.
Theo Bộ Y tếở nước ta hiện nay quy định sức khỏe có 03 loại: Sức khỏe loại A: Thể lực tốt, không mang bệnh tật gì.
Sức khỏe loại B: Trung bình.
Để đánh giá về sức khỏe nước ta hiện nay sử dụng các chỉ tiêu sau: (i) Chỉ
tiêu thể lực chung đánh giá đơn thuần về thể lực con người như chiều cao, cân nặng, sức bền của con người; (ii) Chỉ tiêu thị lực chia theo thang điểm 10, qua đó đánh giá về khả năng nhìn của con người trên mức điểm quy định; (iii) Chỉ tiêu về tai mũi họng đánh giá khả năng nghe rõ, các loại bệnh tật về tai, mũi, họng; (iv) Chỉ tiêu
đánh giá sức khỏe về răng hàm mặt; (v) Chỉ tiêu về nội khoa, ngoại khoa; (vi) Thần kinh, da liễu.
Đối với đội ngũ cán bộ hàng năm được tổ chức việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các trung tâm y tế, phòng khám cán bộ, chỉ tiêu về sức khỏe cũng là tiêu chắ sắp xếp phân công bố trắ công việc, nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc của từng cán bộ.
+ Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của người đó đối với những kiến thức phổ thông. Trình độ văn hóa là khả năng về trắ thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc
đơn giản duy trì cuộc sống. Trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục chắnh quy, không chắnh quy, qua quá trình học tập suất đời của mỗi cá nhân.
Nói đến trình độ văn hóa của nguồn lực, tức là nói đến trình độ hiểu biết của người trong độ tuổi lao động về các kiến thức phổ thông về tự nhiên. Xét về khắa cạnh nào đấy, trình độ văn hóa thể hiện mặt bằng dân trắ của một quốc gia.
Các chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hóa nguồn nhân lực gồm các chỉ tiêu định lượng về trình độ văn hóa trung bình của bộ phận dân số trong độ tuổi lao động bao gồm các chỉ tiêu sau: (i) Số người trong độ tuổi biết chữ và chưa biết chữ; (ii) Số
năm đi học trung bình dân số từ 15 tuổi trở lên; (iii) Số người trong độ tuổi lao động có trình độ tiểu học; (iv) Số người trong độ tuổi lao động có trình độ trung học cơ
sở; (v) Số người trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông; (vi) Số người trong
độ tuổi lao động có trình độđại học và trên đại học;
Như vậy trình độ văn hóa của người lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Nó là cơ sở kiến thức đầu tiên để người lao
trong quá trình lao động sau này. Nâng cao trình độ văn hóa có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của cả quốc gia.
Đến năm 2011 có 12 cán bộ các Ban QLDA giảm nghèo tỉnh Yên Bái hoàn thành lớp đại học tại chức về kinh tế tài chắnh, xây dựng, kinh tế nông nghiệp.... đây sẽ là đội ngũđược đào tạo và đáp ứng cho các công việc và yêu cầu mới của dự án. Như vậy có thể nói công tác nâng cao trình độ được Ban QLDA giảm nghèo tỉnh Yên Bái rất chú trọng và quan tâm, có tắnh chiến lược phát triển nguồn lực con người đội ngũ cán bộ kế cận cho địa phương.
+ Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật:Trình độ chuyên môn kỹ
thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, chắnh quy. Ngoài ra còn có thể xem xét chất lượng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất của người lao động. Người có trình độ chuyên môn là người có khả năng chỉđạo quản lý trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định nào đó.
Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực sau: (i) Tỷ
lệ cán bộ không qua đào tạo; (ii) Tỷ lệ cán bộ qua đào tạo Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; (iii) Tỷ lệ cán bộ trên đại học.
Cũng như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của người lao động thể
hiện qua hiệu quả làm việc của người lao động. Riêng trình độ kỹ thuật của người lao động được dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đào tạo từ các trường kỹ thuật, các kiến thức được trang bị riêng về lĩnh vực kỹ thuật nhất định, vì thế đặc trưng chỉ tiêu phản ánh của trình độ kỹ thuật của người lao động được sử
dụng nhiều nhất chắnh là tiêu chắ Ộbậc thợỢ. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu thể hiện về số
lượng trung bình những người công tác riêng về lĩnh vực sau: (i) Số lượng người lao
động có qua đào tạo kỹ thuật và số lượng người lao động phổ thông; (ii) Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật; (iii) Trình độ tay nghề theo bậc thợ.
Trong thực tế người ta thường gộp chung các chỉ tiêu đánh giá trình độ
kỹ thuật đểđánh giá kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm đảm đương chức vụ quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Qua đó các chỉ tiêu đánh giá tổng thể
về trình độ chuyên môn kỹ thuật thông dung sau:
Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ chuyên môn kỹ thuật của quốc gia, của các vùng lãnh thổ.
Thứ hai: Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo tắnh toán cho quốc gia, vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân lực của nền kinh tếở từng giai đoạn phát triển.
Trong thực tế, không phải tất cả các chỉ tiêu này đều có đủ cơ sở số liệu thống kê tắnh toán, có những chỉ tiêu thông qua tổng điều tra mới có. Đây là một hạn chế của công tác thống kê nguồn lực. Để công tác thống kê, quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cần sớm ban hành chắnh thức hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
+ Chỉ tiêu đánh giá yếu tố tinh thần, ý chắ, phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực:
Ngoài các chỉ tiêu chúng ta có thểđịnh lượng như trên thì vấn đề tinh thần, ý chắ và phẩm chất đạo đức cũng là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng cong người mà cụ thể là người lao động. Tuy nhiên đây là những chỉ tiêu định tắnh chỉ dùng trong việc sử dụng, đánh giá sức mạnh bên trong con người. Tinh thần làm việc, phong cách làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc đặc biệt là phong cách làm việc. Một thực tế hiện nay là những người có trình độ hiểu biết cao thường đi kèm với tinh thần làm việc nghiêm túc, phong cách chuyên nghiệp, biết quý trọng thời gian và chấp hành tốt kỷ luật của tập thể. Ngược lại những người kém hiểu biết thì thường chê ỳ trong công việc, làm việc không nghiêm túc và hay vi pham nội quy công việc. Ngoài ra các yếu tố về truyền thống dân tộc bảo vệ tổ
quốc, truyền thống văn hóa của dân tộc cũng là những phương diện giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn chất lượng nguồn lực con người.