ở cấp thực hiện từ cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã. Tại cấp Trung ương có Ban điều phối Trung ương, cấp tỉnh có Ban QLDA tỉnh, cấp huyện có Ban QLDA huyện, và cấp xã có BPT xã. Bộ KH&ĐT thành lập Ban chỉđạo dự
án Trung Ương, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo dự án tỉnh. Sơ đồ tổ chức bộ
máy quản lý dự án được mô tảở Sơđồ sau:
Sơđồ 2. 1: Tổ chức quản lý dự án giảm nghèo
- Tổ chức quản lý dự án giảm nghèo: + Ban Điều phối Dự án Trung ương:
Do Bộ KH&ĐT thành lập trực thuộc Vụ Kinh tế Nông nghiệp - Bộ KH&ĐT. Trách nhiệm của Ban ĐPDATW là chỉ đạo thực hiện các công tác chuẩn bị dự án, làm đầu mối làm việc giữa nhà tài trợ và các Bộ, ngành có liên quan và thực hiện một số công việc chắnh như:
Nghiên cứu, đề xuất chắnh sách/cơ chế vĩ mô, tham gia vào diễn đàn xây dựng chắnh sách chung trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phối hợp với
Bộ KH&ĐT/Ban CĐ DATW Ban ĐPDATW Ngân hàng Thế giới UBND tỉnh Ban CĐ DA 6 tỉnh Ban quản lý dự án tỉnh Ban quản lý dự án huyện Ban phát triển xã UBND 27 huyện DA UBND 270 xã DA
các cơ quan có liên quan ban hành /sửa đổi những quy định áp dụng cho dự án phù hợp với thủ tục của nhà tài trợ và quy định hiện hành của Chắnh phủ;
Ban ĐPDATW được bố trắ các nhân sự chủ chốt như sau: Giám đốc Ban
ĐPDATW: 1 người, làm việc kiêm nhiệm, là Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp; Phó Giám đốc Ban ĐPDATW: 1 người, là Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Nông nghiệp; Điều phối viên: 1 người; Kế toán: 2 người; Phiên dịch: 2 người; Giám sát -
Đánh giá và MIS: 2 người; Cán bộ phụ trách truyền thông và chắnh sách an toàn xã hội: 1 người; Cán bộ sinh kế: 1 người; Cán bộ phụ trách Hợp phần NSPTX: 1 người; Cán bộ tổng hợp và đấu thầu mua sắm: 2 người; cán bộ tăng cường năng lực: 1 người. Tổng số 15 người trong đó có ắt nhất 50% làm việc chuyên trách.
+ Ban chỉđạo dự án tỉnh:
Ban Chỉ đạo Dự án tỉnh được UBND tỉnh ra Quyết định thành lập số
593/QĐ-UBND ngày 4/5/2010 và Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo số 1222/QĐ- UBND ngày 17/8/2011, gồm tổng số có 22 thành viên. Ban CĐDA tỉnh có nhiệm vụ chỉđạo điều hành chung suốt quá trình thực hiện dự án (2010-2015); thúc đẩy sự
hợp tác giữa các nhà tài trợ, các cơ quan chắnh quyền địa phương; Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án và giải quyết các vướng mắc khi Ban QLDA tỉnh có báo cáo đề xuất
+ Ban quản lý dự án tỉnh:
Ban QLDA tỉnh trực thuộc UBND tỉnh, trụ sởđặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là Giám đốc dự án, có nhiệm vụ: làm đầu mối làm việc với Bộ KH&ĐT và WB, thực hiện quản lý dự án toàn tỉnh, căn cứ vào kế
hoạch do các xã và các huyện đã lập để lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch hoạt
động hàng năm cho dự án tỉnh và chủ trì triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch đã phê duyệt, quản lý và giám sát, đánh giá các hoạt động được triển khai trên địa bàn.
+ Ủy ban nhân dân huyện:
UBND huyện là cơ quan quyết định đầu tư các hoạt động thuộc các hợp phần của dự án trên địa bàn huyện theo phân cấp; có nhiệm vụ chỉđạo các phòng ban liên quan, UBND xã vùng dự án tổ chức, triển khai thực hiện dự án; phê duyệt kế hoạch hàng năm đối với các hoạt động dự án trên địa bàn huyện; kiểm tra đôn đốc quá trình thực hiện dự án và lồng ghép với các chương trình dự án trên địa bàn huyện.
+ Ban quản lý dự án huyện
Ban QLDA huyện được thành lập tại phòng Tài chắnh Kế hoạch các huyện do 01 đồng chắ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND các huyện làm trưởng ban. Ban QLDA huyện chịu tránh nhiệm lập kế hoạch và chủ trì triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt phần vốn của huyện; chịu trách nhiệm báo cáo Ban QLDA tỉnh và Ban ĐPDATƯ, nhà Tài trợ và các cơ quan liên quan về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động của Dự án trên địa bàn huyện.
Ban QLDA huyện chỉ đạo và quản lý đội ngũ hướng dẫn viên cộng đồng, hỗ
trợ các xã trong công tác phát triển cộng đồng: lập kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện hợp phần Ngân sách phát triển xã và các hoạt động tại thôn bản.
+ Ủy ban nhân dân xã:
UBND xã là cơ quan quyết định đầu tư các hoạt động thuộc Hợp phần NSPTX; có trách nhiệm chỉ đạo BPT xã tổ chức thực hiện các TDA thuộc Hợp phần NSPTX trên địa bàn.
+ Ban phát triển xã:
Ban Phát triển xã do UBND các huyện ra quyết định thành lập tại UBND xã, có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai các cuộc họp thôn, bản để lập kế hoạch hàng năm của dự án theo phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của người dân
để gửi Ban QLDA huyện tổng hợp, giám sát và duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ
vận động các thôn bản tắch cực tham gia thực hiện dự án và chủ trì hướng dẫn thôn bản xây dựng quy ước quản lý sử dụng các công trình đã đầu tư trên địa bàn.
+ Các cơ quan chịu trách nhiệm: (i) Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; (ii) Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái; (iii) Ủy ban nhân dân 5 huyện dự án, gồm: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Lục Yên và Văn Chấn; (iv) Ủy ban nhân dân 40 xã vùng dự án.
+ Cơ quan thực hiện: (i) Ban Quản lý dự án giảm nghèo tỉnh (PPMU) trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái; (ii) 5 Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện (DPMU) trực thuộc UBND các huyện Trạm Tấu, Mù Căng Chải, Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn; (iii) 40 Ban Phát triển xã (CDB) thuộc UBND các xã vùng dự
án đã nêu trên.
+ Nguồn tài chắnh cho dự án: Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh Yên Bái
được thực hiện với tổng vốn đầu tư 379.447 triệu đồng (tương đương 22,32 triệu USD), trong đó vốn Ngân hàng Thế giới 340 tỷđồng (tương đương 20 triệu USD), vốn đối ứng 39.447 triệu đồng (tương đương 2,32 triệu USD), tỷ giá tạm tắnh 1 USD = 17.000 VNĐ.
+ Phạm vi đầu tư dự án: Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 được đầu tư tại 40 xã thuộc 5 huyện. Có 30 xã đã từng tham gia dự án giai đoạn 1, 10 xã mới tham gia giai đoạn 2, là Minh An, Hạnh Sơn, Sơn Lương, Suối Giàng và Thạch Lương (huyện Văn Chấn), Động Quan, Mường Lai, Khánh Hoà (huyện Lục Yên), và Phong Dụ Hạ, Viễn Sơn (huyện Văn Yên). Cụ thể danh sách 40 xã dự án như sau:
+ Mục tiêu tổng quát: Tăng cường cơ hội việc làm, cải thiện điều kiện sản xuất, tăng cường và phát triển các cơ hội sinh kế cho người dân nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân nghèo thuộc 40 xã khó khăn của tỉnh Yên Bái.
+ Mục tiêu cụ thể: Hỗ trợ đầu tư cho kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện tại các xã nghèo vùng dự án, tạo cơ hội sinh kế, việc làm và thu nhập cho người dân nghèo của 40 xã thực hiện dự án;
Cải thiện đời sống người dân nghèo một cách bền vững, sản xuất có hiệu quả
(kể cả sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp), thông qua dịch vụ kinh tế, xã hội và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt.
Tiếp cận, kiểm soát nguồn lực - tài chắnh thông qua Ngân sách Phát triển xã. Tăng cường năng lực thể chế cho cán bộ quản lý ở địa phương để lập kế
hoạch, quản lý, triển khai giám sát và duy trì các chương trình cải thiện sinh kế ở địa phương.
+ Kết quả mong đợi:
Tỷ lệ hộ nghèo đói chung của vùng dự án giảm 4% mỗi năm, từ 51,46% năm 2008 xuống còn 31% năm 2015 (theo tiêu chắ 2006 - 2010)
Thu nhập bình quân đầu người vùng dự án năm 2015 tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008, từ 3,32 triệu đồng/năm lên 11,62 triệu đồng/năm. 342 thôn bản được cải thiện điều kiện sống từ những hoạt động đầu tư của dự án
Diện tắch tưới tiêu ổn định tăng từ 53,3% năm 2008 lên thành 75% năm 2015; 65% số hộ trong vùng dự án được hỗ trợ, tham gia phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh và ớ thôn bản (tương đương 257 thôn bản) có các hoạt động sản xuất kinh doanh mới, hiệu quả và bền vững. 90% số thôn bản tham gia dự án có khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai.
Số hộ vùng dự án được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 57% năm 2008 lên 85% năm 2015; 85% số phụ nữ tham gia các hoạt động dự án là thuộc dân tộc thiểu số; 90% xã làm chủ hiệu quả các hoạt động hợp phần Ngân sách Phát triển xã, 10% xã còn lại làm chủ hiệu quả dưới sự hỗ trợ của cấp huyện; 95% cán bộ,
người dân vùng dự án hài lòng với hoạt động và kết quả dự án giảm nghèo Yên Bái giai đoạn 2 (2010 Ờ 2015).