Thực trạng về trình độn ăng lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 65)

Dự án giảm nghèo tỉnh Yên Bái, số cán bộ dự án tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã là 315 cán bộ, 119 cán bộ trình độ Đại học và 03 trên đại học. Chi tiết về giới tắnh và trình độ học vấn của cán bộ tỉnh được mô tảở bảng sau:

Bảng 1.2: Trình độ cán bộ các Ban QLDA giảm nghèo tỉnh Yên Bái

Đơn vị Tổng (người) Trong đó Trình độ học vấn Nữ Dân tộc Cao học Đại học Cao đẳng Tr.cấp Cấp tỉnh 15 4 1 3 11 1 0 Cấp huyện 60 12 19 0 33 27 0 Cấp xã + CF 240 84 208 0 72 134 34

(Nguồn: báo cáo Ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh Yên Bái)

Đội ngũ cán bộ các Ban quản lý dự án giảm nghèo từ năm 2010 đến nay, thì lực lượng lao động không chỉ là những người có bằng đại học mà một số đã tham gia học Cao học hoặc cũng có người vừa tham gia dự án và vừa ôn thi để tiếp tục thi cao học theo các chuyên ngành của họđược đào tạo. Cụ thể Ban quản lý dự án tỉnh 03 người đã học xong cao học, Số lượng đội ngũ cán bộ huyện tham gia đào tạo nâng cao từ cao đẳng lên đại học ở 5 huyện 15 người. Đội ngũ cán bộ cấp xã 70

người đang tham gia học đại học tại chức tại huyện hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên ở huyện, tỉnh.

Tỷ lệ cán bộ được đào tạo từđại học, sau đại học của các Ban QLDA giảm nghèo tỉnh Yên Bái chiếm 30% tuy nhiên đa số trong đó được đào tạo theo hệ vừa học vừa làm, chủ yếu áp dụng kinh nghiệm công tác lâu năm vào trong công việc, việc áp dụng những kiến thức chuyên môn sâu còn hạn chế. Ngoài ra có một số

chức danh phụ trách các hợp phần dự án tại Ban QLDA giảm nghèo các huyện không đúng chuyên môn được đào tạo, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện công việc dự án.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 65)