Nâng cao năng lực cho cán bộ Ban QLDA

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 89)

Thông qua giải pháp trên để khắc phục hạn chế và tồn tại của đội ngũ cán bộ

các Ban QLDA giảm nghèo tỉnh Yên Bái cụ thể là chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế không đáp ứng được theo yêu cầu công việc của dự án; Trong công tác tuyển dụng lao động của các Ban QLDA giảm nghèo chưa phù hợp với điều kiến thực tế yêu cầu của công việc từđó đề các giải pháp cụ thể như sau:

Quản lý tốt quy trình tuyển dụng cán bộđầu vào

Công tác tuyển dụng cán bộ là một yếu tố tạo nên sự thành công của Ban QLDA, có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng cán bộ và hiệu quả công việc sau này. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, Ban QLDA sẽ có một nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và đủ về số lượng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tắch cực vào hiệu quả và tác động của dự án. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng sẽ góp phần làm giảm bớt thời gian, chi phắ đào tạo về sau, nhất là đối với các hoạt

động của dự án chỉđược thực hiện trong một khoảng thời gian xác định.

Công tác tuyển dụng cán bộ cần tuân thủ nguyên tắc là tuyển dụng người phù hợp chứ không phải tuyển dụng người giỏi. Nguyên tắc phù hợp ởđây được hiểu là phù hợp về năng lực với vị trắ cần tuyển dụng, phù hợp về các yêu cầu chế độ đãi ngộ, và phù hợp với khả năng đáp ứng về cá nhân đối với yêu cầu của công việc. Vì nếu Ban QLDA thực hiện việc tuyển dụng theo nguyên tắc chọn người giỏi thì cán bộđược tuyển dụng sẻ khó có thể cam kết công tác lâu dài, cũng như hiệu quả công việc không hẳn đã cao như mong muốn. Vì vậy, việc tuyển dụng cán bộ phù hợp nhằm đảm bảo tắnh lâu dài và hiệu quả công việc yêu cầu.

Công tác tuyển dụng cũng cần được thực hiện theo nguyên tắc xác định vị trắ và mô tả công việc cho cán bộ trước khi thực hiện tuyển dụng, tránh trường hợp tuyển dụng cán bộ trước sau đó mới tìm công việc phù hợp cho cán bộđó.

Vì vậy, quy trình tuyển dụng cán bộ cần được thực hiện một cách đúng quy trình và phương pháp. Các bước thực hiện tuyển dụng cần tuân thủ như sau:

Thứ nhất: Cần xây dựng được mô tả công việc cho cán bộ cần tuyển dụng, trong mô tả công việc cần thể hiện được 3 yêu cầu là yêu cầu về nhiệm vụ, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, và yêu cầu về các tiêu chuẩn cá nhân người cán bộ.

Thứ hai: Cần xây dựng các tiêu chắ đánh giá cán bộ. Các tiêu chắ này cần

được xây dựng theo phương pháp đánh giá định lượng, trên cơ sở xác định trọng số

của từng tiêu chắ, để thang điểm đánh giá được năng lực và tắnh phù hợp của cán bộ

cần tuyển dụng.

Thứ ba: Thực hiện việc kiểm tra tuyển dụng cán bộ theo nhiều phương pháp khác nhau. Đối với các Ban QLDA, việc tuyển dụng cần được thực hiện tốt nhất là

đồng thời cả 3 phương pháp: làm bài kiểm tra về kiến thức, phỏng vấn về kỹ năng, và giao một công việc thử tại hiện trường. Với 3 phương pháp kiểm tra trên đảm bảo cán bộđược tuyển dụng phù hợp.

Ngoài ra, các Ban QLDA cần có những thông tin cần thiết về năng lực của người tuyển dụng thông qua việc tham vấn với cán bộ quản lý ở công ty cũ hoặc hiện tại của người lao động. Các thông tin cần được tham vấn với người có trách nhiệm, đảm bảo có những đánh giá ban đầu trước khi thực hiện tuyển dụng.

Thứ tư: Thực hiện việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Trong bước này cần công khai và minh bạch các thông tin về công việc cũng như chếđộđãi ngộ cho cán bộ được tuyển dụng. Đồng thời cần khẳng định mức độ hài lòng của cán bộ đýợc tuyển dụng với các chế độ đãi ngộ của dự án. Mức độ hài lòng giữa hai bên đối với các yêu cầu cũng như chếđộ đãi ngộ càng cao thì mức độ gắn kết lâu dài cũng như

sự cống hiến trong công việc càng cao.

Hoàn thiện quy trình đánh giá nhu cầu đào tạo

Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình thực hiện dự án. TNA nhằm cung cấp các thông tin về năng lực của các nhóm đối tượng cần tác động, trên cơ sở đó đánh giá được tác động của hợp phần TCNL của dự án, đồng thời làm căn cứđể xây dựng các nội dung và phương pháp tập huấn phù hợp với cán bộ Ban QLDA.

TNA cần được thực hiện cả 2 phương pháp định tắnh và định lượng. Phương pháp định lượng được thực hiện thông qua bảng hỏi cấu trúc, thông tin thu thập

được cần phân tắch và xử lý. Phương pháp định tắnh được thực hiện thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm, thu thập các tài liệu thứ cấp, và sử

dụng các phương pháp khác như quan sát, đo đạc... Cả hai phương pháp định tắnh và định lượng đều có những thế mạnh và hạn chế trong đánh giá, vì vậy cần đảm bảo việc sử dụng phương pháp đúng mục tiêu, nội dung và đối tượng cung cấp thông tin.

Quy trình TNA cần được thực hiện thông qua các bước sau:

Thứ nhất: chuẩn bị TNA cần thực hiện việc xác định mục tiêu, đối tượng cần

đánh giá, trên cơ sởđó xây dựng phương pháp và hệ thống bảng hỏi thu thập thông tin phù hợp. Xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm thu thập thông tin tại hiện trường.

Thứ hai: tổ chức thu thập thông tin tại hiện trường. Việc thu thập thông tin tại hiện trường thông qua các phương pháp xác định, tuy nhiên cần đảm bảo các thông tin được thu thập có độ tin cậy cao. Nhằm đảm bảo yêu cầu trên cần có các hình thức kiểm tra chéo thông tin, câu hỏi ỘbẫyỢ nhằm phát hiện các thông tin có trung thực và chắnh xác hay không.

Thứ ba: viết báo cáo TNA. Báo cáo TNA cần có sự tham gia của các cá nhân tham gia. Điều này đảm bảo TNA có độ tin cậy cao và có hiệu quả sử dụng. Báo cáo TNA cần được viết thể hiện đúng mục tiêu và đối tượng đọc báo cáo, nhằm đảm bảo tắnh hữu dụng của báo cáo.

Quy trình và phương pháp TNA cần được hướng dẫn cho tất cả các thành viên Ban QLDA tỉnh, đảm bảo tắnh cấp thiết, nâng cao năng lực, và tắnh phù hợp với các thành viên tham gia. TNA cần được thực hiện hàng năm trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Nâng cao chất lượng các hoạt động tăng cường năng lực

Để hoạt động TCNL được thực hiện có hiệu quả và có tác động trong nâng cao chất lượng cán bộ Ban QLDA thì điều kiện cần và đủ là có hai điều kiện, điều

kiện thứ nhất là các chủđề về kiến thức và kỹ năng cần phù hợp và thực sự cần thiết với các đối tượng tham gia; và điều kiện thứ hai là phương pháp tổ chức hoạt động TCNL phù hợp với nội dung và đối tượng tham gia. Có ba phương pháp để thực hiện hoạt động TCNL hiện tại mà Ban QLDA đang thực hiện là tập huấn tăng cường năng lực, tham quan học tập kinh nghiệm, và hội thảo.

Phương pháp tập huấn TCNL cần được thực hiện với cách thức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tại lớp, và đi thực tế tại hiện trường. Với phương pháp này

được đánh giá phù hợp với các cán bộ quản lý thường xuyên làm việc tại hiện trường, và đảm nhiệm các công việc hướng dẫn cho cộng đồng người nghèo. Khóa tập huấn theo phương pháp này nên được thực hiện theo ba bước, thứ nhất là tập huấn lý thuyết và thảo luận nhóm tại hội trường, bước thứ hai là thực hành tại hiện trường, và bước thứ ba là tổng kết và rút kinh nghiệm sau thời gian tại hiện trường và áp dụng vào thực tế công việc của học viên.

Các cuộc tham quan học tập kinh nghiệm cần được tổ chức theo đúng quy trình, cần xác định các mục tiêu và đối tượng tham gia, và xác định dự án và địa phương đến tham quan phải phù hợp với mục tiêu và vùng dự án giảm nghèo. Điều này đảm bảo các kết quả của chuyến tham quan học tập kinh nghiệm được áp dụng vào dự án giảm nghèo có hiệu quả.

Cần xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá kết quả các hoạt động TCNL và vận hành hệ thống theo đúng thiết kế. Cuối mỗi hoạt động TCNL cần thực hiện việc

đánh giá kết quả ngay sau khi kết thúc hoạt động và đánh giá tác động sau thời gian áp dụng vào công việc thực tế. Các nhóm tiêu chắ đánh giá kết quả hoạt động TCNL gồm nhóm tiêu chắ về mức độ đạt được mục tiêu và nội dung của khóa tập huấn, nhóm tiêu chắ thứ hai là về phương pháp và cách tiếp cận của tập huấn viên, và nhóm tiêu chắ cuối là công tác tổ chức khóa tập huấn. Các thông tin thu thập cần

được phân tắch và xử lý để có những điều chỉnh một cách phù hợp đối với các hoạt

Hệ thống theo dõi đánh giá cũng cần được thực hiện để đánh giá tác động của các hoạt động TCNL được tổ chức. Hai nhóm tiêu chắ được đánh giá là khả

năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã được tập huấn vào công việc, và mức độ

thay đổi hiệu quả công việc khi áp dụng những kiến thức và kỹ năng đó. Việc đánh giá tác động của các hoạt động TCNL thực hiện nhằm mục đắch có những điều chỉnh chương trình TCNL, và đây cũng nhằm mục đắch phát hiện nhu cầu TCNL trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 89)