Điều kiện tự nhiên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 46)

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa, ở giữa vùng Tây Bắc Ờ

Đông Bắc và Trung Bộ. Nằm trong giới hạn ở tọa độ từ 21,24 Ờ 22,16 vĩ độ Bắc; 103,56 Ờ 105,03 kinh độĐông.

Địa hình tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp nhau, cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Có thể chia thành 2 vùng: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình từ 600m trở lên, chiếm 67,56% diện tắch; vùng thấp có độ cao dưới 600m chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng và bồn địa, chiếm 32,44% diện tắch. Độ ẩm không khắ 80 - 87%. Lượng mưa hàng năm lớn 1.400 Ờ 2.200mm, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Đất đai Tổng diện tắch tự nhiên của Yên Bái là 689.949,05 ha, trong đó đất nông Ờ lâm nghiệp: 549.104,31 ha, chiếm 79,59 %. Đất sản xuất nông nghiệp là 77.618,58 ha chiếm 14,1 %, Văn Yên, và Văn Chấn là huyện có diện đất sản xuất nông nghiệp lớn, ắt đất sản xuất nông nghiệp nhất là huyện Trạm Tấu, 5.117,5 ha. Đất lâm nghiệp chiếm 68,1% diện tắch, gồm 49,7% là diện tắch đất rừng sản xuất; 42,8% là đất rừng phòng hộ, còn lại 34.914,7 ha là đất rừng đặc dụng. Đất phi nông nghiệp chiếm 8,7% diện tắch.

Theo điều tra, tại Yên Bái có khoảng 170 điểm mỏ khoáng sản, gồm các nhóm như Khoáng sản nhiên liệu: có than đá, than nâu và than bùn, tập trung nhiều

Khoáng sản kim loại: có 32 điểm quặng và mỏ, tập trung ở hai vùng Văn Yên (xã Đại Sơn, An Thịnh) và Trấn Yên (xã Hưng Khánh).

Khoáng sản phi kim: Pirit có ở Tân Lĩnh - Lục Yên và Mỹ Gia Ờ Yên Bình. Riêng Lục Yên có trữ lượng khoảng 25.000 tấn; Phôtforit: có ở Lục Yên với trữ

lượng khoảng 10.000 tấn.

Tài nguyên rừng theotThống kê cho thấy, đến hết năm 2008 tổng diện tắch rừng của Yên Bái là 469.968,24 ha trong đó 49,7% là diện tắch đất rừng sản xuất ; 42,8% là đất rừng phòng hộ. Diện tắch rừng tự nhiên khoảng 253,3 ha; diện tắch rừng trồng mới là 168,3 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58%, cao thứ 2 so với các tỉnh miền núi phắa Bắc, sau Tuyên Quang. Sản lượng gỗ khai thác bình quân là 183.333m3/năm. Hàng năm Yên Bái khai thác khoảng 667 tấn quế vỏ.

Tài nguyên nước tỉnh Yên Bái có 11.152,68 ha diện tắch mặt nước với khoảng 21.731 ha ao, hồ, và đập chứa nước. Hồ có diện tắch lớn nhất là hồ Thác Bà với tổng diện tắch là 19.050 ha. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn thuỷ

sinh vật và nguồn năng lượng phục vụ hoạt động cho Nhà máy thuỷđiện Thác Bà. Các ngòi, suối ở Yên Bái đều bắt nguồn từ các dãy núi cao, chứa nguồn thủy năng phong phú nhưng lưu lượng nước hay thay đổi thất thường, dòng chảy xiết, dễ

gây ra lũ quét.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)