Thực trạng và tác động của nguồn vốn ODA, các Nguồnvốn ODA, FD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 60)

FDI trên địa bàn tnh Yên Bái

* Thực trạng vốn ODA tại Việt nam

Theo thống kê tắnh đến cuối năm 2012, tổng vốn ODA giải ngân đạt 37,59 tỷ

USD, chiếm trên 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Mức giải ngân ODA đã có những cải thiện nhất định. Riêng hai năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao của Chắnh phủ và một số nhà tài trợ quy mô lớn như Nhật Bản, WB đã có tiến bộ vượt bậc: Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm 2012 đứng thứ

nhất thế giới, tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.

Tổng vốn ODA ký kết từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 56,05 tỷ USD, chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết; trong đó vốn ODA vay ưu đãi đạt 51,607 tỷ USD và chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%. Số vốn ký kết này là điều kiện quan trọng để các cơ quan Việt Nam tổ chức thực hiện, quản lý và giải ngân nguồn vốn ODA trong khuôn khổ các chương trình, dự án cụ thể.

* Tác động từ các chương trình dự án sử dụng vốn ODA

Báo cáo của Chắnh phủ đánh giá, mặc dù ODA chỉ chiểm khoảng 4% GDP song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển của ta còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ

sở hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.

Trong thời gian qua, ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số dự án trọng điểm quan trọng được triển khai như hệ thống tưới Phan Rắ-Phan Thiết, giảm thiểu lũ và hạn hán vùng sông Mê Kông mở rộng, hệ thống thủy lợi Phước Hòa, chống lũ Sài Gòn, chương trình 5 triệu hécta rừng, chương trình 135, dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phắa Bắc, dự án phát triển sinh kế miền Trung...

Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, nguồn vốn này đã hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều nhà máy nhiệt điện và thủy điện với công suất lớn,

điển hình là Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 công suất 288 MW; nhà máy nhiệt

điện Phả Lại II công suất 600 MW; nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 475 MW; nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW; nhà máy nhiệt

điện Ô Môn công suất 600 MW...

ODA góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt nam.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ

gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990 - 2010) với khoảng 30 triệu người. Tuy nhiên, bất ổn vĩ mô, những cú sốc bên ngoài và bất bình đẳng đang đặt ra những thách thức mới. 30 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học của người nghèo hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%.

Theo Báo cáo ỘTác động của Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010)Ợ do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Ủy ban Dân tộc công bố vào cuối năm 2012, tỷ lệ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số giảm 8% trong 5 năm qua, đặc biệt ở nhóm dân tộc Mông giảm tới 24,3%. Thu nhập của hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số tăng khoảng 20% sau 5 năm. Điều kiện về nhà ở được cải thiện

đáng kể, tỷ lệ sử dụng điện tăng từ 68,6% năm 2007 lên 83,6% năm 2012Ầ

Với những tác động trên, kết quảđáng ghi nhận nhưng công cuộc xóa nghèo vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó, tỷ lệ nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số vẫn

cao. Cụ thể, năm 2010, 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm chưa tới 15% dân số quốc gia nhưng lại chiếm tới gần 50% số người nghèo cả nước.

* Hoạt động xúc tiến đầu tư các nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Yên Bái:

Tỉnh Yên Bái đã tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung vào các hoạt động như: Biên soạn và phát hành các ấn phẩm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Yên Bái với bạn bè quốc tế, với các nhà đầu tư nước ngoài;

Đầu tư nước ngoài đã đóng góp một phần đáng kể cho sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tổng nguồn vốn vận động, thu hút đầu tư

nước ngoài giai đoạn 2006-2010 đạt 1.433 tỷđồng, chiếm khoảng 8% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, trong đó nguồn hỗ trợ phát triển chắnh thức (ODA) là 878,7 tỷđồng; nguồn viện trợ phi chắnh phủ nước ngoài (NGO) là 210,1 tỷđồng và

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 254,4 tỷđồng.

* Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chắnh thức (ODA).

Vận động, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Yên Bái những năm qua đã tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế, góp phần giải quyết tắch cực các vấn đề xã hội, tạo nhiều chỗ làm việc mới cho người lao

động, xóa đói giảm nghèo, tiếp cận khoa học công nghệ vào phát triển nông thôn, miền núi, cải thiện đời sống nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.

Trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã vận động, tiếp nhận, quản lý và triển khai thực hiện 46 dự án ODA với tổng giá trị cam kết đầu tư là 2.269,38 tỷ đồng. Kết quả thực hiện đạt 878,7 tỷđồng, bằng 61,3% tổng mức đầu tư nước ngoài thực hiện trên địa bàn.

Ngoài nguốn vốn ODA, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã vận động, tiếp nhận, quản lý và triển khai thực hiện trên 100 chương trình, dự án NGO với tổng mức đầu tư thực hiện đạt 210 tỷ đồng của trên 50 tổ chức, cá nhân phi Chắnh phủ

Tầm nhìn thế giới 60,5 tỷ đồng; Quỹ CODESPA Tây Ban Nha 13,7 tỷ đồng; tổ

chức cứu trợ trẻ em Việt Nam 17,6 tỷ đồng; bánh mỳ cho thế giới 10,3 tỷ đồng; Chắnh phủ Italia 7,5 tỷđồng; Uỷ ban hợp tác khoa học Mỹ Việt 5,3 tỷđồng; ORBIS 7,1 tỷ đồng... Các lĩnh vực tài trợ chủ yếu: Nông nghiệp và phát triển nông thôn 27,3 tỷđồng; bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 7,8 tỷ đồng; văn hoá - xã hội 169,6 tỷđồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các ban quản lý dự án giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh yên bái (2010 2015) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)