Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ, chỉ số này càng cao càng tốt vì tiền đầu tư vào hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt hiệu quả cao, chỉ số này thấp phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do chất lượng thấp không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Khi đánh giá chỉ tiêu này cũng phải xem xét đến loại hình kinh doanh của doanh nghiệp như doanh nghiệp kinh doanh đồ tươi sống thì vòng quay thường lớn, còn doanh nghiệp sản xuất, xây dựng hay kinh
doanh đồ kim loại, rượu...thì vòng quay này thường là nhỏ. Từ đây ta có thể tính được số ngày của một vòng quay hàng tồn kho:
360 ngày Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho Còn đối với các khoản phải thu ta lại có:
Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Hệ số này càng lớn càng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn tốt, vốn không bị chiếm dụng và doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi nợ. Nếu hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn từ đó thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, buộc phải đi vay bên ngoài và phải trả lãi vay phát sinh.
Từ vòng quay các khoản phải thu ta tính được số ngày của một vòng quay hay độ dài của một vòng quay:
Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình =
Doanh thu bán chịu bình quân một ngày Hay
360 ngày Kỳ thu tiền trung bình =
Vòng quay các khoản phải thu
Nợ phải thu bình = Doanh thu bán chịu bình x Kỳ thu tiền bình quân quân dự kiến quân một ngày
Khi xem xét hệ số này cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách tín dụng đối với khách hàng mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp áp dụng có những đánh giá cụ thể, thông thường hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Vốn lưu động bình quân chính là Tổng TSCĐ và ĐT ngắn hạn bình quân của đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa cứ bình quân sử dụng một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, như vậy cũng đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ. Nếu hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vì hàng tồn kho thấp do doanh thu cao, các khoản phải thu giảm... Ngược lại, hệ số này thấp phản ánh hàng tồn kho lớn, tiền mặt tồn quỹ nhiều, doanh nghiệp không thu hồi được nợ... do vậy doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh, xúc tiến bán hàng, tăng doanh thu.
Nếu vòng quay vốn lưu động phản ánh số lần quay vòng của vốn lưu động trong năm thì kỳ luân chuyển vốn lưu động cho biết số ngày của một vòng quay vốn lưu động.
360 ngày Kỳ luân chuyển vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Chỉ số này càng thấp càng tốt vì nó càng chứng tỏ không bị đọng vốn lưu động và không bị chiếm dụng vốn, tử đó khả năng sinh lời của vốn lưu động cao.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định, nghĩa là cứ đầu tư trung bình vào một đồng vốn cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Khi phân tích chỉ tiêu này cần phải xem xét cơ cấu các loại tài sản cố định, phải cân nhắc trước khi đầu tư vào tài sản cố định mới hay đánh giá mức khấu hao TSCĐ cũ đã hợp lý chưa.
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân là Tổng TSCĐ và ĐT dài hạn bình quân của đầu kỳ và cuối kỳ.
Vòng quay toàn bộ vốn lại cho biết cứ một đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này đánh giá năng lực sử dụng vốn như thế nào của nhà quản lý. Vòng quay toàn bộ vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận doanh nghiệp càng tăng, khả năng cạnh tranh được nâng cao, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp càng được củng cố.
Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay toàn bộ vốn =
Kinh doanh Vốn sản xuất KD bình quân trong kỳ
Trong đó vốn sản xuất bình quân thực chất là tổng tài sản bình quân đầu kỳ và cuối kỳ gồm có TSCĐ và ĐT dài hạn + TSLĐ và ĐT ngắn hạn bình quân đầu và cuối kỳ.
1.3.5.4.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Khi bỏ tiền ra đầu tư, mua sắm hay tài trợ cho bất kỳ một loại tài sản nào nhà đẩu tư cũng cần quan tâm đến số tài sản đó sinh lời ra sao. Ta có các hệ số sinh lời sau để đánh giá được vấn đề này:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận thu được sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=
Trong đó: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số này giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả đầu tư vào toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, hệ số này càng cao càng cho thấy việc đầu tư hiện thời đang đi đúng hướng, cần tiếp tục phát huy. Việc đưa lãi vay vào lợi nhuận trước thuế cho ta tổng thu nhập trước khi phân phối cho người cho vay và cổ đông như vậy sẽ hợp lý hơn vì dưới mẫu số là tổng tài sản do cả người vay và cổ đông cung cấp. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nguồn để trả lãi vay chính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Do đó nếu tỷ suất sinh lời của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có hiệu quả, không có khả năng thanh toán lãi vay và ngược lại.
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giá trị của chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngược lại.
Lợi nhuận thuần Tỷ suất doanh lợi tổng vốn (ROI) =
Vốn sản xuất KD bình quân
Người ta cũng tìm ra mối liên hệ giữa doanh lợi tổng vốn, doanh lợi doanh thu và vòng quay của vốn (gọi là phương trình hoàn vốn Du Pont) như sau:
Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần Doanh lợi tổng vốn = x
(ROI) Doanh thu thuần Vốn sản xuất bình quân
Điều này lý giải rằng khi sử dụng bình quân một đồng vốn tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau thuế là do các nhân tố sau: Sử dụng bình quân một đồng vốn chỉ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thực hiện một đồng doanh thu chỉ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Đối với các nhà đầu tư, thu nhập của vốn cổ phần gắn liền với lợi ích kinh tế cảu họ cho nên đây chính là chỉ tiêu phải quan tâm hàng đầu.
Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ thu nhập vốn cổ phần =
Vốn cổ phần bình quân
Vốn cổ phần bao gồm có vốn của cổ đông ưu đãi và vốn của cổ đông thường, số vốn này được xác định bằng cách lấy tổng nguồn vốn trừ đi số nợ phải trả.
Tổng lợi nhuận sau thuế là số lợi nhuận sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và lãi vay, số lợi nhuận này chính là số thu nhập của cổ đông. Hệ số này cho biết một đồng vốn cổ phần bỏ vào đầu tư ở doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số này càng cao càng thu hút sự đầu tư của các cổ đông khi tăng vốn điều lệ cũng như giá cổ phiếu trên thị trường và cũng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn phát đạt.
CHƯƠNG 2