Hoàn thiện cơ chế khoán chi phí

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 78)

- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức

3.2.2.3. Hoàn thiện cơ chế khoán chi phí

Trong thời gian chờ đợi NPC hoàn thành tiến trình sắp xếp lại doanh nghiệp, các công ty Điện lực các tỉnh và NGC vẫn còn hạch toán phụ thuộc NPC. Như vậy cơ chế khoán chi phí cho NGC vẫn được thực hiện. Một cơ chế khoán chi phí hợp lý phải giải quyết được hài hòa mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các đơn vị thành viên, đảm bảo tài chính doanh nghiệp lành mạnh, tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt, thuận lợi và hiệu quả.

Cơ chế khoán chi phí SCL

Theo cách tính của NPC thi cho phí SCL cho NGC được tính theo công thức sau:

CP.SCLn=NG TSCĐ(n-3) x Tscl

CP.SCLn: Chi phí SCL được giao khoán ở năm thứ n NG TSCĐ(n-3): Nguyên giá TSCĐ năm thứ (n-3)

Tscl: Tỷ lệ giao khoán xác định trên nguyên giá TSCĐ (T thường =0.9%/

năm theo nguyên giá TSCĐ của năm thứ (n-3)

Do đó có những điểm không phù hợp trong cơ chế khoán chi phí SCL nên khi NPC khoán yếu tố chi phí này cho NGC thường khác nhiều so với nhu cầu thực tế

Một khi có sự khác biệt ấy, trường hợp không đủ chi phí khoán SCL so với nhu cầu, NGC buộc phải xếp hạng các công trình SCL để có thể chuyển tiếp ("dời") các công trình không quá cấp thiết sang năm sau hoặc phải trình NPC xem xét cụ thể từng công trình (theo thủ tục thì việc giải trình này tốn nhiều thời gian, ít nhất là 2 - 3 tháng) và khi buộc phải kết chuyển sang năm sau ít nhiều ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng các máy móc thiết bị cần sửa chữa, mặt khác, đôi khi việc sửa chữa sang năm có thể tốn kém hơn. Khi mức khoán chi phí SCL lớn hơn nhu cầu thực tế cũng không phải là điều tốt nếu xét trên mức độ toàn ngành: đối với NGC khi mức khoán SCL sử dụng không hết, NGC không được phép tích lũy sang năm sau, còn NPC khi đã duyệt mức khoán chi phí SCL cho NGC đã phải lên kế hoạch vốn và như thế đã lãng phí vốn SCL, vốn này lẽ ra bố trí cho đơn vị khác, nhu cầu khác.

Như vậy, việc duyệt định một định mức SCL cho các đơn vị làm công tác truyền tải điện nói chung sao cho sát với nhu cầu thực tế SCL của từng công ty truyền tải điện là việc làm hết sức cần thiết mang lại nhiều lợi ích nhưng rõ ràng là không đơn giản. Từ thực tế tại NGC nhận thấy rằng nhu cầu SCL TSCĐ thường do các yếu tố sau tác động:

1 - Trình độ công nghệ sản xuất ra các TSCĐ 2 - Mức độ khai thác

3 - Điều kiện sử dụng, vận hành 4 - Thời gian đã sử dụng

Từ đó đề xuất một công thức khoán chi phí SCL như sau:

CP.SCLn = NG TSCĐ x Kscl

Trong đó:

CP.SCLn: Chi phí khoán SCL theo định mức

NG TSCĐn là nguyên giá của tất cả các TSCĐ hiện có tại công ty không bao gồm nguyên giá đất đai. Đối với những TSCĐ đã được hình thành rất lâu vẫn còn sử dụng có nguyên giá thấp hoặc những TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì cần có hệ số điều chỉnh nguyên giá trước khi đưa vào công thức tính.

Kscl được xây dựng dựa vào trình độ công nghệ sản xuất các TSCĐ, mức độ khai thác, điều kiện sử dụng cũng như thời gian đã khai thác chúng. Như vậy Kscl có thể thay đổi và sẽ khác nhau cho từng công ty. Trở lại cách tính của NPC hiện tại, Tscl được dựa vào số liệu thống kê giữa chi phí SCL và nguyên giá TSCĐ của các công ty truyền tải điện trong 5 năm (2010 - 2015) và xác định được Tscl = 0.9 %. Với cách tính này thực tế qua 2 năm 2010 - 2011 tại công ty cho thấy Tscl = 0.9 % là chưa phù hợp.

Ưu điểm của cách tính mới: sẽ xác định được chính xác hơn mức khoán chi phí SCL.

Khuyết điểm: cách tính phức tạp. Việc xác định hệ số điều chỉnh nguyên giá cho những TSCĐ cũ và nhà cửa, vật kiến trúc, Kscl phải tốn nhiều thời gian và công

Để NGC chủ động xúc tiến thi công các công trình SCL kịp thời và thuận lợi, NPC cần ứng trước chi phi SCL. Khoản ứng trước vốn này không nên quá lớn vì sẽ làm lãng phí chi phí sử dụng vốn và không khuyến khích

NGC đẩy nhanh tiến độ thi công SCL và lập quyết toán, tức tạo tâm lý ỷ lại. NPC nên rút ngắn quy trình và thời gian duyệt mục các công trình SCL phát sinh do các đơn vị khi mức khoán chi phí SCL trong năm không đáp ứng đầy đủ.

Cơ chế khoán chi phí vật liệu

Nhu cầu vật liệu tịa NGC chủ yếu dùng cho công tác sửa chữa thường xuyên, xử lý sự cố, các công cụ dụng cụ xuất dùng phục vụ sản xuất kinh doanh... Với các trạm biến áp, các tuyến đường dây đã cũ vận hành nhiều năm (thường trên 10 năm) thì chi phí vật liệu sử dụng trong năm nhằm duy trì hoạt động của chúng sẽ nhiều hơn khoảng 1,5 lần so với các trạm biến áp và các tuyến đường dây mới. Mặt khác, nếu là đường dây hoặc trạm biến áp do Liên Xô giúp đỡ xây dựng trước đây thì chi phí vật liệu sẽ tăng lên đáng kể, khoảng 2 lần. Thêm vào đó trong điều kiện hiện nay khi giá cả nói chung không thường xuyên biến động theo xu hướng tăng thì chi phí vật liệu khoán cho NGC cũng cần tính đến yếu tố này.

Do đó, một định mức khoán chi phí vật liệu hợp lý là:

CPvl = [(SKMĐi*ĐMvlĐi)+(SKMKi*ĐMvlKi)+(SKVAi*ĐMvlti)] x CPI

Trong đó:

- CPvl là chi phí khoán vật liệu theo định mức

- SKMĐilà số km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i. Nếu là đường dây đã sử dụng trên 10 năm không do Liên Xô giúp đỡ xây dựng thì phải nhân hệ số 1,5, nếu đường dây này do Liên Xô trước đây giúp đỡ xây dựng thì phải nhân hệ số 2,0.

- ĐMvlĐi là định mức vật liêu cho 1 km đường dây mạch đơn theo cấp điện áp i

- SKMKilà số km đường dây mạch kép theo cấp điện áp i

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w