Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 32)

Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát =

Tổng nợ phải trả

Nợ ngắn hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới một năm. Nợ dài hạn là toàn bộ các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm Tổng nợ phải trả = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Nợ khác

Khả năng thanh toán tổng quát cho biết sự liên quan giữa tổng tài sản của doanh nghiệp với tổng số nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) mà doanh nghiệp phải trả. Nói cách khác nó cho biết trong một đồng nợ của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Nếu tổng tài sản < tổng nợ hay hệ

số này nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp nợ quá lớn, toàn bộ số tài sản bán đi cũng không đủ để trả nợ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, nguy cơ phá sản là rất cao. Còn nếu hệ số này quá cao thì cũng báo hiệu việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ kém hiệu quả.

Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện tại =

Tổng nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tạm thời cho nhà quản lý thấy được mối quan hệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn, cả hai khoản mục này trên bảng cân đối đều có thời gian dưới một năm. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp mất thanh toán do doanh nghiệp không thể huy động đủ số tiền thu được từ việc bán những tài sản có tính hoán tệ trong 1 năm để thanh toán những khoản nợ phải trả nợ tức thời. Tuy nhiên không phải hệ số này càng lớn càng tốt vì nó phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, đối với những doanh nghiệp thương mại thường có khối lượng tài sản lưu động lớn trong tổng tài sản nên so với nợ ngắn hạn thì hệ số này thường lớn còn ở trong những doanh nghiệp sản xuất hay xây dựng, tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn nên hệ số này thường nhỏ.

Tài sản ngắn hạn - Vật tư hàng hoá tồn kho Khả năng thanh toán nhanh =

Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng chuyển đổi ngay thành tiền của các loại tài sản trong doanh nghiệp để trả các khoản nợ có thời hạn dưới một năm. Như ta đã biết thì trong các loại tài sản chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là có khả năng chuyển đổi ra tiền nhanh nhất nhưng trong loại tài sản này thì vật tư hàng hoá tồn kho lại khó bán nhất khi gặp hoàn cảnh bất lợi, do đó cần phải được loại ra. Nếu như hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ vì trong trường hợp bất

khả kháng có thể doanh nghiệp phải bán các tài sản khác với giá thấp để trả nợ. Ngược lại nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều, giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Độ lớn của hệ số này phụ thuộc nhiều vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của các món nợ phải thu phải trả trong kỳ.

Lợi nhuận trước thuế và Lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả

Khi vay bất kỳ một khoản nào thì doanh nghiệp đều phải trả lãi vay, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn vay như thế nào, với số tiền đó doanh nghiệp đã tạo ra một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay hay không. Hay nói cách khác, cứ một đồng đi vay thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Chỉ tiêu này cũng cho biết mức độ sẵn sàng trả tiền đi vay tới mức độ nào. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn và khả năng an toàn trong việc sử dụng vốn vay cao hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w