3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 86 - 90)

- ĐMbtkKi là định mức bằng tiền khác cho 1km đường dây mạch kép theo cấp điện áp

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1.Đối với Quốc hội, Chính Phủ

Luật Điện lực đã được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2005 nhằm điều chỉnh toàn bộ các mối quan hệ trong các hoạt động điện lực tại Việt Nam. Luật Điện lực theo đuổi

việc hình thành thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của thị trường điện tạo môi trường hoạt động điện lực cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ bao cấp trong ngành điện, đồng thời tăng quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. Thị trường điện tạo điều kiện thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, gió phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho ngành điện phát triển bền vững. Các điều kiện tiên quyết để hình thành thị trường điện cạnh tranh là các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập về hạch toán kinh doanh.

Đặc biệt điều 29 của Luật Điện lực nêu rõ "Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý" và điều 40 "Đơn vị truyền tải điện có quyền xây dựng và trình duyệt phí truyền tải điện".

Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tạo Việt Nam là phù hợp xu thế, để hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực.

Chỉ thị số 36/2006/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành trình của Chính phủ về đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2006-2010.

Quyết định 147/2006/QĐ-TTg ngày 22/06/2006 về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam phần lớn gắn với các thay đổi quyền sở hữu và quản lý, đã giúp giảm bớt sự độc quyền và tạo cơ hội cạnh tranh trong các khâu

Hiện mô hình tổ chức quản lý vận hành các lưới truyền tải của NPC – Tổng Công ty Điện lực miền Bắc chỉ có NGC là đơn vị truyền tải điện. Tuy

nhiên với phương thức quản lý điều hành hiện tại, khối lượng công việc tại cơ quan NPC quá lớn, dẫn đến tình trạng quá tải trong xét duyệt, chỉ đạo điều hành, đôi khi chưa bám sát thực tế quản lý thực tế vận hành, đầu tư xây dựng lưới truyền tải. Phần lớn các hạng mục công việc phải có sự nhất trí, thông qua của NPC nên các đơn vị bị hạn chế tính chủ động, sáng tạo trong việc xử lý công việc, cũng do các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên chưa khuyến khích các đơn vị giảm thiểu chi phí, thực hành tiết kiệm.

Dựa trên những đặc điểm tình hình hoạt động của ngành điện hiện nay để áp dụng thành công mô hình thị trường điện cạnh tranh về lâu dài, phía Nhà nước cần xem xét những mặt sau:

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan các hoạt động điện lực, đảm bảo cho khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ phù hợp với thị trường.

- Phân định ranh giới giữa chức năng điều tiết và chức năng quản lý Nhà nước để không bị phân tán, chồng chéo.

- Điện không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân và là yếu tố đầu vào của hầu hết các doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn yếu, Chính phủ đang thực thi chính sách giá điện theo mệnh lệnh hành chính nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và ổn định tình hình kinh tế xã hội. Tuy nhiên ngành điện, xét theo góc độ là một doanh nghiệp, vẫn có yếu tố đầu vào và đầu ra, với cách điều hành chính sách giá điện hiện nay của Chính phủ, một mặt không phản ánh được các quy luật của nền kinh tế thị trường, mặt khác đã "bóp méo" đi lợi nhuận kinh tế của ngành điện, có thể ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của các nhà đầu tư đối với ngành. Khi đó mọi khâu của ngành điện đầu bị tác động, không riêng gì lĩnh vực truyền tải điện. Chính vì lẽ đó,khi nền kinh tế phát triển lên một mức nhất định, sức chịu đựng của nền kinh tế đủ lớn, kiến nghị Chính phủ sớm có chính

sách về giá điện chủ yếu do thị trường quyết định khi thực sự cần thiết mới can thiệp.

- Lưới điện truyền tải phải được coi là một thể thống nhất, bao gồm các cấp điện áp 500, 220 va 110kV (có tính chất truyền tải). Khâu truyền tải điện đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh của hệ thồng điện quốc gia. Khi thị trường điện đi vào hoạt động, khâu truyền tải là khâu then chốt, có ảnh hưởng lớn tới các giao dịch mua bán trên thị trường. Do vậy để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển lưới điện truyền tải quốc gia và sự đồng bộ trong chỉ huy quản lý lưới điện truyền tải, điều này đã được NPC thực hiện bằng cách nhâp 24 lưới điện của cả miền Bắc về thành lập nên NGC. Việc sát toàn bộ lưới điện về thành NGC đã tăng tính liên kết của lưới. Với mô hình tổ chức hiện nay của NPC, các công ty truyền tải trải rộng trên khắp cá tỉnh thành cả nước đã tạo ra tình trạng thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các công ty trong quản lý vận hành và đầu tư lưới điện, làm phân tán nguồn lực và tăng chi phí, không phát huy hết hiệu quả các công trình được dầu tư. Việc tách NGC ra khỏi NPC nhằm đảm bảo minh bạch hơn trong việc đầu nối vào lưới truyền tải bởi vì một khi NPC vẫn còn quyền lợi trong khâu sản xuất và phân phối điện nếu không tách ít nhiều NGC cũng sẽ bị NPC chi phối, làm mất đi tính công bằng đối với những công ty tham gia hoạt động ngành điện không thuộc EVN. Khách hàng công nghiệp lớn được quyền ký hợp đồng trực tiếp mua điện từ công ty truyền tải và việc mua bán điện được thông qua thị trường điện. Trong dây chuyền sản xuất - kinh doanh bán điện đã tách thành các khâu riêng biệt hoạt động kinh doanh độc lập, do đó các công ty phát điện và phân phối điện đã tự chủ và chủ động hơn trong công tác quản lý, tổ chức, vì thế hiệu quả kinh doanh của các công ty cao hơn. Các nước sử dụng mô hình này có: Chi lê, Argentina, Anh, Đan Mạch, Hà Lan.

phí dùng để truyền tải điện năng từ các công ty phát điện đến các công ty phân phối điện. Phí này phải đảm bào thu hồi vốn đầu tư và phải đảm bảo một mức lãi hợp lý để công ty truyề tải điện có khả năng mở rộng lưới truyền tải điện, đáp ứng nhu cầu truyền tải điện ngày một tăng cao. Việc ban hành mẫu hợp đồng truyền tải điện để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường điện là hết sức cần thiết. Trong đó Nhà nước cần quy định công ty phát điện có trách nhiệm thanh toán khoản phí này để đảm bảo lợi ích của NGC nói riêng và các công ty truyền tải điện nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w