Đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 90 - 93)

- ĐMbtkKi là định mức bằng tiền khác cho 1km đường dây mạch kép theo cấp điện áp

3.2.2. Đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Đẩy mạnh cổ phần hóa các đơn vị thành viên không cần nắm giữ 100% vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại NPC để chuyển sang hoạt động theo công ty mẹ - công ty con. Trong quá trình cổ phần hóa các công ty điện lực thì một thực tế là để giảm lỗ sẽ không công ty nào tự chịu trách nhiệm đứng ra kinh doanh ở những khu vực nông thôn, miền núi vì chắc chắn là không có lời. NPC cần xây dựng Quỹ công ích đảm bảo cho việc bù chéo giữa các vùng một cách minh bạch. Theo đó những công ty nào kinh doanh ở khu vực thành thị, mật độ cao, giá điện bình quân cao, có lãi thì sẽ nộp vào Quỹ công ích. Những công ty kinh doanh ở vùng nông thôn, miền núi, chi phí cao giá điện thấp bị lỗ thì sẽ có cơ chế bù lỗ từ Quỹ công ích kèm theo các chính sách ưu đãi. Chứ như hiện nay NPC kiêm luôn cả công ích nên thực sự là một gánh nặng tài chính cho NPC.

Tăng cường hệ thống kiểm soát quản trị của NPC. Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của mô hinh công ty mẹ - công ty con, thực hiện chế độ phân cấp mạnh mẽ giữa công ty và các công ty con để phát huy quyền chủ động cảu công ty con thông qua vai trò quản lý của Hội đồng quản trị và năng lực điều hành của giám đốc công ty. Công ty mẹ tham gia quản lý các công ty con thông qua người đại diện phần vốn của công ty mẹ theo nguyên tắc

hiệu quả đầu tư gắn với trách nhiệm cá nhân tham gia quản lý điều hành công ty con. Người đại diện phải có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có cổ phần hoặc vốn góp của NPC. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp của NPC tại công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài thì ngoài trình độ chuyên môn phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài mà không cần người phiên dịch. Người đại diện phải có trách nhiệm trước Hội đồng quản trị NPC về hiệu quả sử dụng vốn của NPC tại các công ty con. Nếu lợi dụng quyền đại diện cổ phần, vốn góp thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho NPC và công ty con thì phải chịu trách nhiệm về sai phạm và bồi thường thiệt hại vật chất. Một khi NPC vững mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết để NGC vững mạnh.

Kết luận chương 3

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong NGC sẽ giúp công ty thực hiện tốt công tác tài chính tại đơn vị và phù hợp với những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Từ đó có những biện pháp tích cực trong việc giảm giá thành truyền tải điện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cần phải quan tâm và được thực hiện từng giai đoạn. Trước hết phải giải quyết những tồn tại trong cơ chế khoán chi phí. Ngoài những định mức khoán chi phí SCL, vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác có phân biệt giữa các tuyến đường dây mạch đơn và mạch kép, EVN cũng cần phải căn cứ vào thời gian sử dụng của TSCĐ,mức độ khai thác, trình độ công nghệ, chỉ số CPI để có một cơ chế khoán thuyết phục, khoa học và hợp lý. Ngoài ra trong công tác quản lý vốn và tài sản, quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận NGC phải tự hoàn thiện ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w