Tất cả các hoạt động SXKD dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các DN.
Về mặt pháp lý: Mỗi DN khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên DN đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng vốn pháp định (lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình DN) khi đó địa vị pháp lý của DN mới được xác lập. Ngược lại, việc thành lập DN không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn của DN không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, DN sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như: phá sản, giải thể, sát nhập…. Nhứ vậy vốn có thể coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của DN, là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của DN trước pháp luật.
Về kinh tế: trong hoạt động SXKD, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng DN. Vốn không những đảm bảo khả năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, lien tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực SXKD của DN và xác lập vị thế của DN trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh trang ngày càng gay gắt, các DN phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hóa công
nghệ… Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi DN phải có một lượng vốn đủ lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của DN. Để có thể tiến hành tái sản xuất, mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của DN phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của DN tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của DN trên thương trường.
Nhận thức được vai trò và tầm ảnh hưởng của vốn đối với DN nói chung và hoạt động tài chính DN nói riêng như vậy thì DN mới có thể sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả hơn và luôn tỉm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.