Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 29)

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trong đó có tác động không nhỏ đến công tác quản lý tài chính.

Các tác nhân của môi trường bao gồm:

+ Môi trường kinh tế: Bao gồm cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và tình trạng của nền kinh tế. Các yếu tố về sự ổn định kinh tế, sức mua, sự ổn định giá cả tiền tệ, sự thay đổi hay ổn định của mức thu nhập, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái...

Sự ổn định của nền kinh tế: Sự biến đổi hay ổn định của nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu vốn kinh doanh. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro, ảnh hưởng đến chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh. Ví dụ nền kinh tế không ổn định, lạm phát kéo dài , chi phí

sử dụng vốn cao, các yếu tố đầu vào cũng cao, ảnh hưởng xấu đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Nếu nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một tốc độ hợp lý, doanh thu tăng lên sẽ đưa việc gia tăng tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác. Khi đó nhu cầu vốn tăng lên do doanh nghiệp mở rộng quy mô.

Giá cả ảnh hưởng đến đầu ra, đầu vào nên ảnh hưởng đến hầu hết các chi tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế, hầu hết các hoạt động tài chính đều bị ảnh hưởng bởi lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái và mức độ cạnh tranh cũng như sự phát triển của thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính.

+ Môi trường chính trị: Bao gồm luật pháp, các chính sách và cơ chế của Nhà nước cũng như sự ổn định chung của quốc gia và các môi quan hệ chính trị quốc tế. Các yếu tố này ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính một cách sâu sắc.

Mỗi doanh nghiệp phải theo dõi sự biến động của các yếu tố để phân tích, dự đoán và tiến hành các biện pháp đối phó.

+ Môi trường chính trị: Bao gồm luật pháp, các chính sách và cơ chế của Nhà nước cũng như sự ổn định chung của quốc gia và các môi quan hệ chính trị quốc tế. Các yếu tố này ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính một cách sâu sắc.

1.3.4.4.Ảnh hưởng của sự cạnh tranh và sự tiến bộ kỹ thuật công nghệ

Bất cứ một doanh nghiệp nào, cả khi độc quyền vẫn có một hay nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng luôn phải tìm cách hạ giá thành hay tăng chất lượng sản phẩm. Theo đó, công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước cũng phải được quản lý chặt chẽ , đúng chế độ đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả để tối thiểu hoá chi phí và giá thành, tối đa hoá lợi nhuận.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật là khiến doanh nghiệp luôn phải cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tìm cách hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm. Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh các mặt hàng, ngành hàng cùng loại hay thay thế khiến doanh nghiệp phải năng động, cải tiến không ngừng. Điều này có thể ảnh hưởng đến các dự án đầu tư và chi phí của chúng, ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w