Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 48 - 50)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC

2.2.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ

Việc hình thành TSCĐ tại NGC có thể từ: 1- NPC trang bị trực tiếp hoặc điều động từ đơn vị khác trong ngành. Khi đó NPC sẽ ra quyết định tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu cho NGC, 2- Cấp Quỹ đầu tư phát triển để tài trợ cho

việc mua sắm, đầu tư TSCĐ tại NGC. NGC trực tiếp trang bị TSCĐ và tăng vốn cho chủ sở hữu, 3- TSCĐ có được từ nguồn NGC đi vay của các tổ chức tín dụng. Định kỳ đến hạn trả gốc vay, NPC sẽ cấp kinh phí trả nợ, khi đó tương ứng với phần trả nợ là sự tăng vốn chủ sở hữu cho NGC, 4- TSCĐ nhận bàn giao từ các Ban Quản lý dự án trong ngành tại thời điểm NGC nhận bàn giao TSCĐ để đưa vào sử dụng, do công tác quyết toán thường kéo dài, thậm chí nhiều năm, nên để kịp thời tính khấu hao TSCĐ theo quy định, NGC phải tăng TSCĐ nhưng chưa thể ghi nhận cụ thể nguồn vốn hình thành.

TSCĐ tại NGC phải được sử dụng đúng mục đích và tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, quy trình vận hành. TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với các quy định của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. NPC đã hướng dẫn chi tiết Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC tại công văn số 3131/CV-EVN-TCKT ngày 30/06/2004 (đã được sự chấp thuận của Bộ Tài chính). Theo đó, một số TSCĐ theo quy định cụ thể của NPC có tỷ lệ khấu hao khác vơi tỷ lệ khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính cho phù hợp với đặc thù của ngành điện. Tỷ lệ khấu hao cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Bảng quy định tỷ lệ tính khấu hao

Tài sản cố định Thời gian sử dụng theo quy định của EVN, NPC (năm)

Thời gian sử dụng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 10-25 25-50

Máy móc, thiết bị 8-12 7-10

Phương tiện vận tải, thiết

bị truyền dẫn 10-30 6-30

Thiết bị văn phòng 3-5 5-10

Tài sản cố định khác 5-10 4-25

Theo quy định tại Thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/04/2005 của Bộ Tài chính thì mọi TSCĐ hiện có của NGC (gồm cả tài sản chưa cần dùng,

không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Như vậy khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, khấu hao TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. Vì toàn bộ TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều do NPC đầu tư nên chi phí khấu hao TSCĐ trích trong kỳ được chuyển nộp về NPC, đồng thời ghi giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Cuối năm, tiến hành kiểm kê TSCĐ để đánh giá hiện trạng năng lực TSCĐ, phát hiện thừa, thiếu để có hướng xử lý.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w