Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và tài sản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 72 - 77)

- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn và tài sản

Bảo toàn và phát triển vốn

Nhu cầu điện năng để phục vụ phát triển nền kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 được dự đoán tăng khoảng 17%/năm. Tuy vậy dự báo này theo một vài chuyên gia vẫn còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước; cụ thể trong năm 2007, tình trạng thiếu điện trên diện rộng trong cả nước vẫn còn rất căng thẳng, EVN đã phải mua thêm điện từ Trung Quốc, Chính phủ phải ra chỉ thị thực hành tiết kiệm điện trên toàn quốc, tình trạng phải cắt điện luân phiên còn xảy ra. Như vậy một thực tế bắt buộc là song song với việc đầu tư nguồn cung cấp điện năng (xây dựng thêm các nhà máy thủy điện, nhiệt điện...và tương lai là điện nguyên tử, phong điện, điện từ

năng lượng mặt trời….) còn phải có những biện pháp tích cực tiết kiệm điện, tránh hao phí và tổn thất ở khâu truyền tải và phân phối điện trên lưới điện 110kV.

Vể quản lý TSCĐ

Hiện nay, NGC đang quản lý vận hành một khối lượng TSCĐ rẩt lớn lến đến trên 5000 tỷ đồng chính vì vậy để quản lý hiệu quả TSCĐ cần có những quy định về cách thức quản lý và sử dụng TSCĐ khi được bảo hành phải toát lên được các nội dung như: Phân cấp quản lý sử dụng TSCĐ đối với các đơn vị trực thuộc NGC; các TSCĐ đều phải có quy trình hướng dẫn vận hành kèm theo; người trực tiếp sử dụng phải được đào tạo và hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản; khi có hỏng hóc phải phản hồi ngay; việc di chuyển cần lập những thủ tục chứng từ đầy đủ rõ ràng; cuối năm phải kiểm kê TSCĐ để phát hiện thừa, thiếu, không cần dùng, chưa cần dùng, kém, mất phẩm chất...

NGC cần rà soát lại toàn bộ danh mục TSCĐ hiện có để hướng tới một cơ cấu TSCĐ hợp lý và tối ưu. Vì hiện tại theo báo cáo của Phòng Kỹ thuật, có nhiều máy móc thiết bị, đặc biệt là máy biến thế có nơi vận hành trong điều kiện quá tải (trên 80% công suất thiết kế), có nơi lại vận hành non tải (dưới 60%). Nếu vận hành trong điều kiện quá tải sẽ dễ gây ra sự cố, hiệu suất không cao và chóng hỏng; còn nếu non tải cũng không hiệu quả về mặt kinh tế. Như vậy để khắc phục hiện tượng này, công tác hoạch định nhu cầu sử dụng và đầu tư TSCĐ cần được nâng lên về chất.

Về đầu tư xây dựng

Khi đầu tư xây dựng tại các tuyến đường dây và trạm biến áp mới, công tác hoạch định nhu cầu tiêu thụ điện năng tại các vùng ảnh hưởng phải được tiến hành nghiêm túc và khoa học làm cơ sở xác định quy mô của dự án đầu tư. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế dĩ nhiên không đầu tư dư thừa

nhưng cũng phải loại trừ hiện tượng mới đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã phải nâng công suất, một việc làm hết sức tốn kém. Theo đánh giá của một số chuyên gia, các công trình đường dây và trạm biến áp mới cần được quy hoạch đầu tư sao cho có thể phục vụ nhu cầu cung cấp điện năng ổn định ít nhất trong vòng 5 năm mới phải điều chỉnh công suất thiết kế. Do đó, trong cơ chế tài chính khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cần phải lưu ý đến vấn đề này.

Xây dựng các trạm biến áp tạm (tạm thời) là một đặc thù nữa của ngành điện, đây là một việc làm cực kỳ lãng phí nhưng ngành điện vẫn phải thực hiện để tiếp nhận sản lượng điện từ khâu phát, trạm biến áp chính sẽ được xây dựng sau đó. Trạm biến áp chính hầu như không thể tận dụng được những trang thiết bị từ trạm biến áp tạm. Như vậy để khắc phục việc phải xây dựng trạm biến áp tạm rồi xây dựng trạm biến áp chính, khi đầu tư xây dựng các trạm biến áp mới cần được quy hoạch đồng bộ ngay từ ban đầu để kịp thời đón nhận nguồn điện phát lên lưới và không phải tốn kém chi phí xây dựng trạm biến áp tạm, trạm biến áp xây dựng mới là trạm biến áp vận hành chính thức.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình lưới điện khi các dự án này đã được thẩm định, nhanh chóng giải ngân theo đúng kế hoạch dự án cải tạo lưới điện tại các thành phố, kịp thời đưa vào sử dụng các công trình hoàn thành nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, sớm thu hồi vốn.

Quản lý vật tư

Xác định mức tồn kho tối ưu là điều hết sức quan trọng nhưng không đơn giản đối với cac doanh nghiệp. Lượng vật tư tồn kho tại NGC rất lớn và thường tăng qua các năm. Định kỳ hàng quý, NGC tiến hành phân loại vật tư tồn kho không cần dùng, ứ đọng, kém, mất phẩm chất và sau đó tiến hành

thanh xử lý. Trong quá trình thanh xử lý, NGC sẽ báo cáo NPC danh mục các vật tư cần thanh lý để NPC thông báo cho toàn ngành. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu đơn vị nào có nhu cầu NPC sẽ ra quyết định điều chỉnh sang đơn vị đó, sau đó mới bán thanh lý ra ngoài. Mặt khác, khi đứng trước nhu cầu sử dụng vật tư cần ưu tiên dùng hàng tồn kho trước, khi hàng tồn kho không đáp ứng được (không đủ số lượng, không đúng chủng loại...) mới tiến hành mua sắm. Đối với việc mua sắm vật tư phục vụ sản xuất, thi côn các công trình...cần phải tính toán chính xác nhu cầu sử dụng và tăng cường công tác khảo sát hiện trường để lập kế hoạch, dự án mua sắm vật tư sát với nhu cầu thực tế. Một khi hoạch định mua sắm vật tư cao hơn nhu cầu thực tế sẽ tất yếu dẫn đên vấn đề tồn kho tăng lên, vật tư thiết bị mua về không được sử dụng ngay, có thể bị lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật, gây lãng phí hao mòn vô hình đối với vật tư, thiết bị.

Khi NGC tiếp nhận quản lý vận hành các tuyến đường dây và trạm biến áp mới từ các Ban quản lý dự án, thường phải tiếp nhận luon một lượng vật tư dự phòng kèm theo. Thực tế đã cho thấy rằng chỉ có khoảng 20% các vật tư dự phòng kèm theo là thật sự cần thiết. Vì thế NGC cần chủ động tiếp nhận các vật tư dự phòng bàn giao từ các Ban quản lý dự án một cách có chọn lọc và từ chối những chủng loại vật tư không cần thiết. Làm được điều này sẽ có lợi cho NGC mà cũng tránh hiện tượng mua sắm vật tư dự phòng tràn lan như hiện nay tại các Ban quản lý dự án.

Để đánh giá được các đơn vị trực thuộc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí vật tư, NGC phải xây dựng và ban hành và định mức tiêu hao. NGC phải theo dõi, kiểm tra, tổ chức phân tích thường xuyên và định kỳ tình hình thực hiện định mức đầu tư để đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thồng định mức tiêu hao vật tư.

Cần xây dựng và ban hành bộ định mức về dự trữ vật tư dùng cho sản xuất kinh doanh dự phòng. Về lý thuyết xu hướng hàng tồn kho tăng thì chi phí tăng. Do đó trong cơ chế thị trường cần phải hạn chế dự trữ vật tư thông thường mà cần tăng cường dự trữ về mặt tài chính, chuẩn bị khả năng thanh toán nhanh, tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín.

Công tác kiểm kê phân loại vật tư, trong đó có vật tư không cần dung, ứ đọng, kém, mất phẩm chất phải được thực hiện nghiêm túc, tránh làm qua loa chiếu lệ như hiện nay. Phải xác định công tác kiểm kê là hết sức cần thiết để xác định một cơ cấu vật tư phù hợp. Để đạt được mong muốn đó, hơn ai hết chỉ có bộ phận trực tiếp quản lý vật tư tại các kho mới phân loại và thống kê chính xác. NGC cần chú trọng nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ quản lý kho vật tư. Việc kiểm kê chỉ tiến hành mỗi năm một lần vào cuối năm, nên khi triển khai công tác kiểm kê, NGC phải chủ động tăng cường nhân lực phục vụ công tác kiểm kê trực tiếp tại các kho vật tư để đảm bảo chất lượng và tiến độ công tác kiểm kê.

Về tổ chức bộ máy sản xuất, NGC có 29 đơn vị sản xuất là 27 chi nhánh LĐCT ở toàn miền Bắc đến tận Hà Tĩnh và 02 đơn vị phụ trợ là Xí nghiệp Cơ điện và PX Thi nghiệm điện. Tại mỗi Chi nhánh LĐCT lại có các tuyến đường dây và trạm biến áp tọa lạc trên nhiều tỉnh thành xung quanh. Chính vì điều kiện sản xuất phân tán đó, NGC cần phải phân cấp mạnh cho các đơn vị truyền tải phụ thuộc trong việc quản lý vật tư. Cụ thể nên quy định những chủng loại vật tư nào sẽ do NGC mua sắm, bảo quản và xuát sử dụng (chẳng hạn như các vật tư phải nhập khẩu, những vật tư chiến lược phục vụ cho toàn công ty...), các vật tư còn lại nên để các đơn vị chủ động thực hiện. Tại các đơn vị trực thuộc cũng nên có cách làm tương tự đối với các tổ, đội, trạm của mình. Hiệu quả của việc làm này sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển cũng như thời gian đáp ứng nhu cầu vật tư sẽ được rút ngắn.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w