Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 69)

- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc

CHÍNH TẠI CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC

Xuất phát từ định hướng và các mục tiêu phát triển của ngành cũng như của công ty và từ thực trạng công tác quản lý tài chính tại NGC trong thời gian qua, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong thời gian tới, luận văn xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc miền Bắc

Việc chuyển đổi Công ty Điện lực 1 từ mô hình Công ty Nhà nước thành Tổng Công ty điện lực miền Bắc (NPC) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cũng là bước chuyển phương thức điều hành chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang hợp đồng bằng quan hệ kinh tế và qua đó đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng về tài chính giữa công ty mẹ và các công ty con. Tổng Công ty Điện lực miền Bắc là công ty mẹ có đầy đủ tư cách pháp nhân. Các công ty con là các pháp nhân độc lập và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty con có nhiều cấp và được đầu tư bởi nhiều các cổ đông như: công ty mẹ, công ty con có nhiều cấp, công ty con khác cấp hoặc công ty bên ngoài tùy theo nhu cầu. Công ty mẹ sẽ phải đầu tư 100% vốn hoặc trên 50% vốn vào những công ty nắm giữ bộ phận quan trọng để nắm quyền chi phối kiểm soát. Công ty mẹ quyết định các vấn đề quan trọng, bao gồm phê duyệt các chủ trương, định hướng, kế hoạch, vốn và đầu tư, cụ thể như sau:

- Quyết định các chiến lược và các định hướng lớn của NPC về đầu tư xây dựng phát triển các công trình điện, khoa học công nghệ và mục tiêu sản xuất kinh doanh khác.

- Phê duyệt kế hoạch dài hạn về sản xuất, kinh doanh, đầu tư của NPC và định hướng sản xuất kinh doanh, đầu tư của các công ty con.

- Công ty mẹ với tư cách là chủ đầu tư vào các công ty con và chỉ có quyền thông qua người đại diện phần vốn của mình tại công ty con để quyết định các vấn đề.

Thông qua việc quyết định các vấn đề quan trọng, công ty mẹ đã thể hiện rõ vai trò là chủ thể quy hoạch định hướng phát triển doanh nghiệp.

NPC phải phân rõ cấu trúc sở hữu để phân định các loại hình đơn vị thành viên: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài và các loại hình công ty khác theo quy định của pháp luật.

NGC là đơn vị trực thuộc nằm trong cơ cấu của công ty mẹ. NGC hạch toán phụ thuộc, thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do công ty mẹ quy định, được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ với các đơn vị trong và ngoài NPC, hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị công ty mẹ quy định. NGC có quyền chủ động ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của công ty mẹ. Công ty mẹ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với cam kết của NGC. Với nhiều loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu khác nhau nên việc huy động vốn giữa các thành phần kinh tế được thuận lợi, quá trình tích tụ và tập trung vốn của ngành điện sẽ được đẩy nhanh. Vì thế mà uy tín của công ty mẹ đối với các tổ chức hành chính ngày càng mạnh, tạo điều kiện cho NGC dễ dàng hơn cho việc vay vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện.

Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức thì cơ chế quản lý tài chính cũng được thay đổi theo để phù hợp với định hướng phát triển NPC trở thành Tổng Công ty Nhà nước. Công tác quản lý tài chính ở NPC cần phải linh hoạt và mềm dẻo hơn rất nhiều, đặc biệt là việc chuyển mạnh sang hình thức đầu tư vốn Nhà nước. Do đó mối quan hệ hành chính cấp trên - cấp dưới

phải giảm đi đáng kể, thay vào đó là việc điều tiết thông qua các quan hệ tài chính, tiền tệ.

NGC là đơn vị phụ thuộc, sự nghiệp trực thuộc NPC không có vốn va tài sản riêng. Toàn bộ vốn và tài sản tại NGC thuộc sở hữu NPC. NPC có thể phân cấp, ủy quyền NGC thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên các đơn vị phụ thuộc như NGC phải được phân cấp triệt để hơn nhằm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị. Các đặc trưng co bản của cơ chế tài chính đối với các đơn vị phụ thuộc này là: 1- Trên cơ sở vốn được giao, các đơn vị được quyền chủ động mua sắm vật tư nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và trực tiếp quản lý theo dõi vốn vật tư tài sản của đơn vị theo nguyên tắc hiệu quả, 2- Thực hiện cơ chế giá hạch toán nội bộ và cơ chế giao khoán đối với các đơn vị sự nghiệp, 3- Mỗi đơn vị là một trung tâm chi phí, thực hiện báo cáo theo quy định, 4- Toàn khối tập trung là trung tâm chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

Tóm lại, việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của NPC có những ảnh hưởng rất lớn đối với các đơn vị thành viên điển hình là NGC. Đây là những định hướng chủ yếu để từng giai đoạn mà các công ty thành viên có những bước thay đổi phù hợp. Về cơ bản thì cơ chế quản lý tài chính của NPC đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc ít thay đổi hơn so với các đơn vị khác. Nhưng đối các đơn vị thành viên hạch toán độc lập NPC đã đổi mới một cách triệt để đặc biệt là việc chuyển từ cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn. Vốn công ty mẹ đầu tư cho công ty thành viên hạch toán độc lập được coi là vốn đầu tư ra ngoài. Mối quan hệ hành chính cấp phát vốn đã được thay thế bằng mối quan hệ đầu tư vốn. Với vai trò là nhà đầu tư, NPC cũng chỉ được hưởng lợi nhuận tương ứng đối với phần vốn đầu tư cho công ty thành viên, không phải lợi nhuận của doanh nghiệp thành viên như trước kia. Sự thay đổi về bản chất của cách thức liên kết về vốn sẽ kéo theo sự thay đổi về trình tự

và cách thức phân phối lợi nhuận. Lợi nhuận của công ty thành viên hạch toán độc lập (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản lỗ và trích lập các quỹ) sẽ được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn NPC đầu tư vào doanh nghiệp và vốn công ty tự huy động bình quân. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính cũng làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị thành viên đối với vốn và tài sản. NPC vẫn là chủ sở hữu công ty thành viên nhưng chỉ là chủ sở hữu đối với thành phần vốn góp, không phải chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp thành viên. Doanh nghiệp thành viên là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp thành viên. Doanh nghiệp thành viên là chủ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp. Vậy sự thay đổi về tư duy, phương thức quản lý sẽ đảm bảo quyền sở hữu tài sản của các đơn vị thành viên, đồng thời tạo quyền lực thực tế cho công ty thành viên. Các công ty thành viên được quyền sử dụng linh hoạt số vốn do công ty quản lý, bao gồm cả vốn NPC đầu tư và phải chịu trách nhiệm trước NPC.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w