THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC
2.1.4. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính của Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc
của Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc
Đặc điểm về sản phẩm hàng hoá:
Khác với nhiều loại hàng hoá khác, điện là một loại hàng hoá hết sức đặc biệt. Sản phẩm của ngành điện là điện năng (đơn vị kWh). Sản phẩm này được sản xuất và phân phối bằng các hình thức đặc biệt khác với các loại hàng hoá thông thường. Quá trình sản xuất, lưu thông, phân phối (truyền tải) và tiêu thụ (chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác) diễn ra đồng thời. Chính vì lẽ đó điện là hàng hoá không thể dự trữ được, cũng không thể có bán thành phẩm hay phế phẩm. Điện năng sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu. Tính đồng thời của quá trình sản xuất - phân phối - tiêu thụ đã tạo ra cho các khâu trong quá trình kinh doanh điện có một mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó.
Để đảm bảo hạch toán kinh doanh, các đơn vị sản xuất kinh doanh của ngành điện phải có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ, sản xuất ra bao nhiêu phải tiêu thụ hết tránh lãng phí tổn thất.
Điện năng được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng một hệ thống lưới truyền tải cộng với hệ thống trạm biến áp. Việc tính toán bước truyền tải, máy biến áp đảm bảo chất lượng và đạt chỉ tiêu tổn hao điện năng cho phép để truyền tải, phân phối là nhỏ nhất luôn là một bài toán khó cần phải quyết trong quá trình kinh doanh điện. Để có lãi, các nhà kinh doanh
điện phải tính toán hợp lý việc huy động nguồn và phương thức kinh doanh hiệu quả nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu điện cho nền kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo tính kinh tế trong kinh doanh.
Với chức năng hiện nay cũng như đặc điểm vốn có của ngành mình, ngành điện muốn kinh doanh có hiệu quả phải có những bịên pháp quản lý thích hợp và có những biện pháp thu hút vốn đầu tư, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, cũng như những chính sách phát triển phù hợp, đặc biệt là khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Ngành điện phải biết tính toán để đáp ứng cho phù hợp chủ yếu là phản ánh qua giá bán điện hợp lý theo từng khu vực, từng loại sản phẩm và thời gian sử dụng điện để đạt được tổng lợi nhuận tối đa cho ngành và phục vụ đời sống xã hội của người dân.
Có thể tóm lược quá trình sản xuất kinh doanh và phân phối điện đến người tiêu dùng của NPC như sau:
Sơ đồ 2.2 Quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng.
Các công ty Thuỷ Điện
Các Công ty Thuỷ Điện
Các NM Thuỷ điện nhỏ
Các đơn vị tư nhân khác
Công ty mua bán điện
Điện mua từ nước ngoài
Đơn vị truyền tải
và QL vận hành NPC Hộ tiêu dùng Các Công ty Điện lực Tỉnh
Trong sơ đồ trên thì Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc đóng vai trò là đơn vị truyền tải và quản lý vận hành.
Với khẩu hiệu của ngành là "An toàn - Kinh tế - Ổn định - Tin cậy" mục tiêu quan trọng nhất của Công ty vẫn là đảm bảo an toàn trong công tác sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng vì trong quá trình sản xuất kinh doanh điện tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn cho người lao động.
Tính đến nay, NGC là đơn vị hiện đang quản lý vận hành với tổng số chiều dài các tuyến đường dây truyền tải điện là 5.000km đường dây và 138 TBA 110kV với tổng số hơn 200 máy biến áp và còn tiếp tục tăng lên trong các năm sắp tới do nhu cầu của phụ tải tăng cao.
Để quản lý vận hành tốt lưới điện, PTC4 đã tổ chức 27 Chi nhánh Lưới điện cao thế tại các tỉnh và 02 đơn vị trực thuộc phụ trách sửa chữa và thí nghiệm lưới điện 110kV của các tỉnh miền Bắc.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC
Sản phẩm của ngành điện tuy có thể gọi là hàng hóa nhưng lại không hề tuân theo quy luật cung cầu của thị trường, mặt khác nó lại là loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến NGC là doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý vận hành và phân phối điện cao thế đến các khu công nghiệm và đến các TBA hạ thế để phục vụ các hộ gia đình nên thiết yếu đòi hỏi yêu cầu cao về công tác quản lý tài chính tại Công ty.
Để đánh giá được thực trạng tình hình quản lý tài chính của NGC ta tìm hiểu cơ chế quản lý tài chính của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và tình hình tài chính của Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc thông qua các chỉ tiêu các báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm 2012 qua đó xem xét thực trạng quản lý tài chính của Công ty phải xem xét cả 3 vấn đề cơ bản đó là tình hình huy động các nguồn vốn; tình hình quản lý và sử dụng vốn; thực trạng kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh.
2.2.1.Công tác quản lý tài chính tại Tổng Công ty Điện lực miền Bắc(EVN NPC)
Với đặc thù NPC là một Doanh nghiệp Nhà nước vì vậy QLTC phải thể hiện sự quản lý của cơ quan cấp trên đối với NPC và nội bộ NPC.
Ngày 05/02/2010 theo quyết điịnh số 789/QĐ-BCT của Bộ Công thương, NPC chính thức chuyển đổi mô hình thành Công ty TNHH MTV do Tập đoàn Điện lực Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ - hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con có tư cách pháp nhân với tổng số vốn là: 6.469.329.036.343 đồng.
Đây là sự thay đổi cơ chế quản lý cơ bản của NPC, tạo điều kiện cho NPC trong đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng hiện đại hoá, ổn định và gia tăng phúc lợi, đảm bảo đời sống cho CBCNV.
Ngày 19/9/2010 Hội đồng thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phê duyệt quy chế quản lý tài chính của NPC
Để hướng dẫn NPC thực hiện đúng nguyên tắc trong quản lý tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ban hành quyết định số 1608/QĐ-EVN NPC ngày 28/9/2010 về việc hướng dẫn chế độ tài chính đối với NPC. Theo đó quy định cụ thể về quản lý thu, chi tài chính của NPC như sau: NPC được phép sử dụng doanh thu để bù đắp chi phí trong đó doanh thu từ SXKD điện dùng để bù đắp phần chi phí hạch toán vào giá thành. Phần lợi nhuận được trích lập các quỹ như sau:
- Lợi nhuận thực hiện trong năm của NPC sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo quy định hiện hành
- Lợi nhuận sau thuế, được trích lập 10% quỹ dự phòng tài chính tại Công ty, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích thêm. Số còn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn Nhà nước mà EVN đầu tư tại đơn vị và vốn đơn vị tự huy động bình quân trong năm. Phần lợi nhuận được chia theo vốn Công ty tự huy động phân phối như sau:
+ Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của Công ty; + Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành;
+ Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của Công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Giám đốc Công ty quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn, tuy nhiên mức trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.
2.2.2.Cơ chế quản lý tài chính của Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc
Hiện nay Quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh của NGC đang áp dụng do EVN NPC ban hành theo quyết định số 178/QĐ-EVN - NPC ngày 13/04/2010. Bên cạnh đó NGC là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NPC, hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện nên chịu sự chi phối thêm của Quy chế khoán chi phí sản xuất kinh doanh (áp dụng cho các công ty thực hiện công tác QLVH và truyền tải điện) được EVN ban hành tại Quyết định số 104/QĐ- EVN-HĐQT ngày 16/03/2005). Mục tiêu của Quy chế khoán chi phí sản xuất kinh doanh điện này nhằm: 1- Cơ sở để EVN hoạch định một mức chi phí ban đầu tính trong một năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng công ty làm công tác QLVH, truyền tải điện, 2- Các công ty QLVH, truyền tải điện căn cứ vào định mức khoán chi phí để xây dựng kế hoạch chi tiêu trong năm cho riêng mình đáp ứng nhiệm vụ được giao, 3- Qua đó các đơn vị cấp trên cũng như các công ty QLVH, truyền tải điện sẽ giám sát được việc chi tiêu thực tế so với mức khoán, từ đó đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Mặt khác cũng từ thực tế thực hiện theo Quy chế khoán chi phí QLVH, truyền tải sẽ có hướng điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong Quy chế, 4- Khi chi phí phát sinh thực tế có sự biến động đáng kể so với mức khoán ban đầu, các công ty QLVH, truyền tải điện phải giải trình
lý do với đơn vị cấp trên để xem xét và đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua, khen thưởng, duyệt quỹ tiền lương cho từng công ty trong năm.
2.2.3.Tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản
2.2.3.1.Quy mô vốn và tài sản
NGCđược NPC giao vốn và cấp vốn hoạt động, có nhiệm vụ quản lý vốn của NPC đúng mục đích, đảm bảo đến quyền lợi của những người có liên quan như chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết.
Mọi sự tăng giảm vốn đều do NPCquyết định. Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu thực tế, NGC sẽ trình NPC kế hoạch đầu tư mới, NPC sẽ phê duyệt kế hoạch này, bố trí nguồn vốn và cấp vốn cho NGC. Nếu NPC không đủ nguồn vốn hoặc có dự định dùng vốn vay sẽ đứng ra bảo lãnh để NGC vay vốn từ các ngân hàng như ngân hàng Emxibank, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...NGC hiện chưa được phép đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng các hình thức liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu. NGC cũng không thể cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý tài sản để thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh hiệu quả hơn trừ khi được NPC cho phép. Chẳng hạn, khi muốn thanh lý hoặc nhượng bán tài sản đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, kém, mất phẩm chất...NGC phải lập danh sách trình NPC xét duyệt, khi cho phép mới tiến hành thủ tục thanh lý hoặc nhượng bán. Gần đây, NGC mới được NPC chấp thuận cho công ty Viễn thông điện lực thuê cáp quang phục vụ hoạt động viễn thông điện lực.