Phát triển thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( Nguyễn Thị Bích Thủy ) (Trang 81)

Nâng cao nhận thức của tồn xã hội về TMĐT: Bằng các hình thức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng và các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về TMĐT một cách bài bản và khoa học hơn. Ngồi ra, thơng qua những lợi ích thiết thực từ việc sử dụng TMĐT mà nâng cao một cách thiết thực nhận thức của doanh nghiệp và người dân về TMĐT.

Phát triển cĩ hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT. Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện đại, do nhiều thành phần kinh tế tham gia. Thứ hai, phát triển hệ thống thanh tốn điện tử bằng cách đẩy mạnh thực hiện chủ trương thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Thứ ba, đẩy mạnh quá trình hiện đại hĩa cơng nghệ ngân hàng, tiếp tục mở rộng phát triển hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất. Thứ tư, đảm bảo an ninh, bảo mật trong các giao dịch điện tử.

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ TMĐT. Trước hết phải điều tra để nắm rõ hiện trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cho TMĐT từ đĩ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách cân đối, đồng bộ; Bên cạnh đĩ, xây dựng chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên đủ cả về chất và lượng, nhằm giảng dạy những kiến thức cơ bản và thiết thực về TMĐT, tiến tới tổ chức đào tạo ở những bậc cao hơn về TMĐT.

Tranh thủ hợp tác quốc tế về TMĐT. Ưu tiên hợp tác với các nước phát triển về TMĐT. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, WB, IMF, ADB… trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển TMĐT.

Tăng cường quản lý của nhà nước về TMĐT. Thứ nhất, hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đối với TMĐT. Trước mắt cần hồn thiện Luật Thương mại điện tử. Thứ hai, đổi mới các chính sách liên quan đến TMĐT như chính sách thuế, chính sách đầu tư, khoa học-cơng nghệ, giáo dục…nhằm khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng ứng dụng TMĐT, kích thích các doanh nghiệp cĩ liên quan hỗ trợ phát triển TMĐT. Thứ ba, hồn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TMĐT, trước mắt cần thành lập các ban TMĐT cấp sở ở các địa phương, điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT cĩ trình độ cả về “thương mại” lẫn “điện tử”, cĩ phẩm chất đạo đức, đủ sức quản lý một lĩnh vực mới mẻ, khĩ và phức tạp này.

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia TMĐT, thơng qua việc: Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở vật chất (mạng máy tính đủ mạnh kết nối ADSL, xây dựng website, các giải pháp kỹ thuật…) để tạo điều kiện ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh; Đào tạo đội ngũ nhân lực phù hợp, cĩ trình độ quản lý, vận hành TMĐT; Các doanh nghiệp cũng cần hình thành bộ phận chuyên trách về TMĐT. Doanh nghiệp lớn cĩ thể thành lập phịng TMĐT chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc; doanh nghiệp nhỏ và vừa cĩ thể thành lập tổ TMĐT trực thuộc phịng kinh doanh; Ngồi ra cũng phải dành một khoản ngân sách phục vụ hoạt động kinh doanh thơng qua TMDT.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( Nguyễn Thị Bích Thủy ) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)