Tăng cường pháp chế trong quản lý thu bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 91 - 92)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ

3.3.5 Tăng cường pháp chế trong quản lý thu bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, mặc dù không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhưng được giao trực tiếp tổ chức thực hiện Luật BHYT. Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của BHXH Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi về BHYT của người lao động và nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Đặt ra yêu cầu phải thường xuyên củng cố, tăng cường công tác pháp chế đảm bảo việc quản lý các hoạt động của ngành cũng như các qui định về thu BHYT bằng pháp luật. Hơn nữa với vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện BHXH Việt Nam phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, tổng kết thực hiện Luật, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với thực tiễn.

Đối tượng thu BHYT rất rộng, liên quan trực tiếp đến trên 60% dân số và phạm vi này càng mở rộng hơn vì mục tiêu an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước là thực hiện BHYT toàn dân. Vì vậy khối lượng công việc ngày tăng, tính chất công việc càng phức tạp. Khi thu BHYT của các đối tượng tham gia BHYT ngoài qui định của Luật BHYT còn phải căn cứ vào nhiều chính sách và các văn bản pháp luật khác. Thực tế này đặt ra nhiều thách thức cho công tác ban hành văn bản, quản lý, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ thu phải đảm bảo nguyên tắc: về nội dung phải đúng Luật, đảm bảo tính hệ thống, tính thống nhất và đồng bộ. Công tác pháp chế trong quản lý thu BHYT đang phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc đó là.

Một số văn bản qui phạm pháp luật về thu BHYT còn thiếu đồng nhất, chưa đồng bộ, nhiều nội dung còn chồng chéo, mâu thuẫn, tính khả thi chưa cao đòi hỏi phải được rà soát, kiểm tra lại. Tình trạng nợ đọng BHYT xẩy ra khá phổ biến ở các địa phương tuy nhiên số vụ khởi kiện còn rất ít do BHXH các tỉnh, thành phố gặp khó khăn về trình tự, thủ tục, hồ sơ khởi kiện. Thực tế này đòi hỏi phải có một tổ chức pháp

chế đủ mạnh phối hợp với các ban nghiệp vụ thu trợ giúp pháp lý cho BHXH các tỉnh, thành phố khởi kiện. Với những hạn chế trên chỉ có thể giải quyết triệt để khi xác định đúng vị trí của tổ chức pháp chế, đòi hỏi thực tiễn của ngành và qui định của pháp luật về công tác pháp chế đặt ra yêu cầu phải tách riêng nhiệm vụ pháp chế để thành lập một tổ chức độc lập tương đương cấp ban. Việc thành lập ban pháp chế là cần thiết vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành BHXH, vừa phù hợp với xu hướng hoàn thiện tổ chức pháp chế của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w