THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định có liên quan đến hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm y tế.
đến hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm y tế.
2.1.1.1 Đặc điểm về điều kiện tư nhiên.
Tỉnh Nam Định nằm ở trung tâm đồng bằng Nam sông Hồng, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp biển, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam và có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhiệt độ bình quân cả năm khoảng 24 độ C, lượng mưa một năm khoảng 1.600mm, độ ẩm bình quân khoảng 83%.Theo niêm giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2010
thì: Tổng diện tích của tỉnh là 165.230 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 114.799 ha, chiếm 69,5%; đất phi nông nghiệp là 46.908 ha, chiếm 28,4%; đất chưa sử dụng là 3.583 ha, chiếm 2,1%. Trong diện tích đất nông nghiệp thì chủ yếu là đất sản xuất với diện tích 96.202 ha, chiếm 83,8%; đất nuôi trồng thuỷ sản 12.958 ha, chiếm 11,3%; còn lại là đất lâm nghiệp có rừng 4.356 ha, chiếm 3,79%. So với số liệu thống kê năm 2005 diện tích tự nhiên tăng 310 ha, chủ yếu là diện tích bãi bồi ven biển các huyện Giao Thuỷ, Nghĩa hưng.
2.1.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội.
Nam Định có 10 đơn vị hành chính cấp huyện ( 09 huyện và thành phố Nam Định) gồm 229 đơn vị hành chính cấp xã ( 194 xã, 20 phường và 15 thị trấn) với 4.325 thôn xóm, tổ dân phố; số dân hiện có là 1.826.312 người trong đó dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm 82,3 %.
Cùng với sự phát triển của đất nước, 5 năm qua kinh tế xã hội của tỉnh có bước phát triển mới về qui mô, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2 %/ năm, cao hơn mức bình quân của thời kỳ 2001- 2005 là 7,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2010, trong tổng GDP, ngành dịch vụ chiếm gần 34%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 31,9% năm 2005 xuống còn 29,5%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 31,1% lên 36,5%. So với thời 2001-2005; Tổng GDP tăng 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần. Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, hiện có 3.300 doanh nghiệp được cấp giấy kinh doanh ( năm 2005: 1.117 doanh nghiệp). Thu ngân sách từ kinh tế địa phương tăng năm 2010 đạt 1.250 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,1%/năm. Tổng chi NSĐP trong 5 năm ước đạt 17.745 tỷ đồng, tăng bình quân 19,7%/năm.
Về sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển. Giá trị sản xuất bình quân tăng 3.8%/năm, bình quân sản lượng lương thực đạt 950 nghìn tấn/ năm; giá trị thu được trên 1 ha canh tác nhanh, năm 2010 đạt 70,0 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất chăn nuôi và dịch vụ tăng, tỷ trọng nghành trồng trọt giảm. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản và hàng hoá tập trung có qui mô vừa, gắn với bảo quản chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Lao động trong nghành nông nghiệp giảm từ 73,8% còn 66,1%.
Về sản xuất công nghiệp: Có tốc độ tăng trưởng khá cao; giá trị sản xuất tăng bình quân 20,5%/năm. Lao động công nghiệp xây dựng khoảng 180.200 người, chiếm 19,1% tổng số lao động trong độ tuổi; trong 5 năm qua đã tăng thêm trên 19 nghìn lao động, trong đó có trên 10.000 lao động nông nghiệp chuyển sang. Các cụm, khu công nghiệp tiếp tục được đầu tư, có tác động rõ rệt hơn đối với sự phát triển KT-XH. Toàn tỉnh có 94 làng nghề, thu hút 143 doanh nghiệp, 15 hợp tác xã, trên 18.100 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm cho trên 48.000 lao động nông thôn.
Trong 5 năm, tổng số vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 37.400 tỷ đồng, tỷ lệ huy động bằng 40,1% GDP và gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005. Nguồn vốn đầu tư tăng cao cùng với cơ cấu đầu tư phù hợp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đồng thời cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có tác động lâu dài tới sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt nông thôn.
Các lĩnh vực văn hoá xã hội đượng qua tâm và đạt nhiều thành tích mới. Giáo dục – đào tạo phát triển toàn diện về qui mô và chất lượng, là đơn vị nhiều năm liên tục dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh giỏi quốc gia. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 37%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 31%, trung học phổ thông 21,4%. Hệ chuẩn thống cơ sở trường lớp được đầu tư nâng cấp theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá. Đã cải tạo xây dựng hơn 2.300 phòng học kiên cố.
Vấn đề giải quyết việc làm và an sinh xã hội: Đã giải quyết việc làm cho khoảng 166,8 nghìn người, bình quân mỗi năm tạo được 33 nghìn việc làm mới. Công tác đào tạo nghề và hệ thống cơ sở dậy nghề được quan tâm, nhất là ở khu vực nông thôn.
Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có bước tiến bộ. Đã xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, qui hoạch tài nguyên nước, khoáng sản…Tiếp tục đầu tư xây dựng một số công trình xử lý chất thải, rác thải đô thị, nông thôn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và y tế; tỷ lệ dân số độ thị được sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đạt 83%; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%.
( Nguồn: Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định tại Đại hội lần
Những kết quả đạt được trong 5 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh là những tiền đề thuận lợi cho hoạt động thu BHYT. Tuy nhiên những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng bất lợi đến phát triển, mở rộng phạm vi bao phủ BHYT đó là:
- Mật độ dân số cao, trên 80% ở khu vực nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp nên có thu nhập thấp. Vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi để thu hút đầu tư qui mô lớn để tạo sự đột phá về sản suất, giải quyết việc làm, thu BHYT.
- Các khoản thu từ kinh tế địa phương chưa có nguồn thu lớn, nguồn thu BHYT chủ yếu vẫn ở đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thu từ đối tượng lao động ở các thành phần kinh tế khác phần đa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do sản xuất nông nghiệp chưa hình thành các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hoá lớn và công nghiệp chưa phát triển bền vững.
- Sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế chưa cao. Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh còn ở mức trung bình so với khu vực đồng bằng sông Hồng, chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp còn chậm, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế.