Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 53 - 64)

Biểu 2.2: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT tại tỉnh Nam Định 2006-2010

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Mặc dù trong những năm qua thu BHYT trên địa bàn tỉnh Nam định đã đạt được những kết quả nhất định, những vẫn còn những tồn tạ, bất cập.

Một là, chính sách bảo hiểm y tế ra đời và phát triển đến nay đã được 18

cũng như đã được sửa đổi để ngày một phù hợp với thực tế. Tuy vậy trong thời gian chưa phải là dài và với một hoạt động chưa hề có một tiền lệ trước, với một điều kiện kinh tế xã hội cũng không giống với một số nước mà hệ thống bảo hiểm y tế đã phát triển lầu đời, Cơ chế thu bảo hiểm y tế ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ khuyết . Điều này ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển hoạt động hiện tại của hệ thống bảo hiểm y tế cả nước nói chung và bảo hiểm Nam Định nói riêng mà trước hết là hoạt động thu bảo hiểm y tế.

Hơn nữa đã có những thay đổi căn bản trong Luật bảo hiểm y tế làm cho hoạt động thu bảo hiểm y tế được triển khai dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhưng có thể nói rằng môi trường pháp lý vẫn chưa hoàn chỉnh bởi vì tính pháp chế chưa cao đối với một số các doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế. Điều này được thể hiện ở chỗ Nhà nước quy định một số đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nhưng lại không ban hành quy định nào về việc xử lý vi phạm, làm cho nhiều cơ quan doanh nghiệp coi thường không tham gia hay tham gia không đầy đủ, ngắt quãng bảo hiểm y tế ảnh hưởng tới việc huy động nguồn quỹ cũng như thực hiện công bằng xã hội.

Qui trình thu bảo hiểm y tế đối với khối các doanh nghiệp tại tỉnh Nam Định liên tục được hoàn thiện. Các bước triển khai nghiệp vụ thu bảo hiểm y tế trên địa bàn được chuyên môn hoá cao, đã giảm bớt được các thủ tục rườm rà khi các doanh nghiệp đến đăng ký tham gia bảo hiểm y tế và giải quyết các chế độ bảo hiểm y tế. Mặt khác chủ sử dụng lao động ở các doanh nghiệp tỉnh Nam Định cũng đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức trong tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động, coi đây là yếu tố gắn kết người lao động với đơn vị mình và là động lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Người lao động trong các doanh nghiệp cũng ngày càng nhận thức rõ về trách nhiệm của mình và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên tiềm năng thu ở khối các doanh nghiệp tỉnh Nam Định còn rất lớn nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Từ khi Nghị định số 01/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2003 và nhất là khi Luật bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7/2009 tạo điều kiện thuận lợi và pháp lý cho người lao động khu vực doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế. Căn cứ theo số đơn vị đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam

Định tính đến năm 2010 là 3.988 doanh nghiệp, đối chiếu với với số đơn vị đang tham gia bảo hiểm y tế tại tỉnh Nam Định là 644 doanh nghiệp cho thấy, số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế còn rất thấp, chỉ có 16,14% số đơn vị tham gia đóng bảo hiểm y tế. Như vậy, còn khoảng hơn 80% số đơn vị chưa tham gia bảo hiểm y tế.

Tốc độ phát triển số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế bình quân 1 năm và tốc độ phát triển số lao động tham gia bảo hiểm y tế bình quân năm tại tỉnh Nam Định là tương đối thấp, ta có thể ước tính số đơn vị có thể thu được hàng năm đối với khu vực doanh nghiệp từ năm 2011 và những năm tiếp theo mỗi năm tăng thêm khoảng 80 đơn vị với 8071 lao động ; Số tiền phải thu hàng năm là 13.075 triệu đồng. Điều này cho thấy công tác thu bảo hiểm y tế của tỉnh Nam Định nói riêng và của cả nước nói chung cần phải hết sức quan tâm đến phát triển số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm y tế nhằm tránh thất thu đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp, đồng thời góp phần cân đối và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế một cách bền vững.

Bảng 2.5 Số doanh nghiệp tham gia BHYT tại tỉnh Nam Định. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân 1 năm

Số đơn vị đã tham gia

BHYT đơn vị 397 461 538 588 644

Tốc độ phát triển so với

năm trước % 16,7 16,1 16,7 9,2 9,5 12,3

Tổng số đơn vị thuộc khối doanh nghiệp

đơn

vị 1.767 2.356 2.931 3.622 3.988 Tỷ lệ đơn vị tham gia

BHYT so với tổng số % 22,4 19,5 18,3 16,2 16,1

( Nguồn: Phòng Thu - Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định)

Hai là, Mặc dù việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã thực hiện có hiệu quả nhất là đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng tốc độ, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện qua các năm tăng vẫn chưa cao khoảng 16,5 %.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Năm Tổng thu Tốc độ tăng, giảm

Tỷ lệ so với tổng thu BHYT tự nguyện 2006 623 9,14% 2007 746 12,24% 7,62% 2008 589 -11,36% 6,03% 2009 857 32,54% 6,50% 2010 899 32,64% 5,48%

(Nguồn: Phòng thu BHXH tỉnh Nam Định).

Đối với việc thực hiện BHYT tự nguyện cho học sinh - sinh viên đã được BHXH tỉnh Nam Định triển khai đều đặn dựa trên theo nguyên tắc.

+ Tuyên truyền vận động số đông học sinh tham gia bảo hiểm y tế để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh tại nhà trường, giúp đỡ có hiệu quả cho những học sinh bị rủi ro ốm đau bệnh tật và không may bị tử vong đều được quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định.

+ Thực hiện công bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi khi học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên được hạch toán riêng, tự cân đối thu chi, cuối năm quỹ bảo hiểm y tế học sinh còn kết dư được trích một phần để nâng cấp trang thiết bị y tế trường học, tạo điều kiện chăm sóc sức khẻo ban đầu phục vụ cho học sinh ngay tại trường học.

+ Phối hợp chương trình bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên hoạt động cùng với chương trình y tế học đường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển

mạng lưới y tế học đường để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngay tại trường học. Đồng thời giáo dục kiến thức phòng chống các dịch bệnh, ma tuý học đường, HIV/AIDS.

Qua chương trình bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên giúp cho từng gia đình học sinh - sinh viên tránh được những khó khăn về mặt tài chính và yên tâm hơn khi không may con mình bị ốm đau, bệnh tật.

Bảng 2.7: Tỷ lệ học sinh- sinh viên tham gia BHYT tự nguyện tỉnh Nam Định từ năm 2006-2010. m Tổng số HS-SV trên toàn thành phố (người) Số học sinh - sinh viên tham gia

(người)

Tỷ lệ HS-SV tham gia

Tốc độ tăng, giảm số người tham gia

2006 124.987 64.729 51,7%

2007 127.453 63.267 49,6% -2,1%

2008 125.678 57.557 45,7% -6%%

2009 152.652 138.630 90,8% 39,1%

2010 165.001 23.043 13,9% -37,8%

(Nguồn: Phòng Thu BHXH tỉnh Nam Định). Tuy nhiên qua số liệu ở bảng trên ta thấy: nhìn chung hiệu quả khai thác của BHXH Nam Định với đối tượng học sinh - sinh viên còn chưa cao, cụ thể năm 2009 đạt mức cao nhất chỉ có 90,6 % số học sinh - sinh viên tham gia, đồng thời số lượng tham gia bảo hiểm y tế có xu hướng giảm qua các năm, và chỉ tăng lại ở năm 2009 có tới 39,1% học sinh - sinh viên tham gia (tức là năm học 2009-2010) đây có thể là một dấu hiệu khả quan báo hiệu sự gia tăng trở lại của loại đối tượng học sinh - sinh viên trong những năm tới. Sở dĩ sảy ra hiện tượng giảm số đối tượng tham gia, từ đó làm giảm tổng thu BHYT tự nguyện từ năm 2010 là do một số nguyên nhân sau:

- Do sự thay đổi về văn bản pháp quy. Cụ thể là thực hiện Luật BHYT vì vậy

hướng dẫn thi hành Nghị định mới này, mặt khác các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời và đầy đủ.

- Do trong thời gian đó bảo hiểm thương mại đã dần khẳng định được vị trí của mình như một số loại hình bảo hiểm thân thể học sinh của các công ty: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO,... do đó gia đình học sinh đã tham gia các loại hình bảo hiểm thương mại trên và không tham gia BHYT.

- Do mạng lưới y tế trường học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học

chuyên nghiệp, các trường trung học phổ thông, phổ thông cơ sở được trang bị cơ sở vật chất cũng như thuốc men còn quá sơ sài. Điều này dẫn đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại trường học không hiệu quả, từ đó dẫn đến gây mất lòng tin cho các bậc phụ huynh cũng như ngay bản thân người tham gia BHYT.

Nhìn chung nguồn thu của BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn (tỷ lệ cao nhất đạt 8,6%) so với tổng thu BHYT, trong khi đó việc huy động nguồn thu từ loại đối tượng này là còn có triển vọng rất cao. Theo số liệu ước tính năm 2010 còn 350 ngàn người trên toàn tỉnh chưa tham gia BHYT.

Về mức độ bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh Nam Định. Thực tế cho thấy ở BHXH tỉnh Nam Định một số BHXH cấp huyện chưa làm tốt công tác mở rộng đối tượng tham gia BHYT. Điều này đã ảnh hưởng đến mức độ, phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn.

Bảng 2.8 Mức độ bao phủ BHYT tại tỉnh Nam Định từ năm 2006-2010

TT Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số phải

tham gia tham giaSố đã tham giaSố phải

Số đã tham gia

Số phải

tham gia tham giaSố đã tham giaSố phải tham giaSố đã tham giaSố phải tham giaSố đã

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

I

Dân số

1,582,648 1,662,142 1,669,766 1,733,376 1,820,045

II Số người tham giaBHYT 1,039,722 533,145 1,146,156 527,036 1,660,902 537,065 1,846,153 822,172 1,867,564 822,050

1 Số người tham gia BHYT bắt buộc 542,376 361,584 552,423 368,282 607,665 361,892 668,432 510,277 881,800 639,247 2 Số người tham gia BHYT tự nguyện 254,625 84,875 280,088 63,710 308,096 78,295 326,582 155,294 130,633 26,211

Ba là, Chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc thực

hiện chính sách BHYT nhất là đối với đối tượng nghèo và cận nghèo. Sự lãnh đạo chỉ đạo còn xem nhẹ, chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Một số cơ quan liên quan còn thiếu sự hỗ trợ, phối hợp với cơ quan bảo hiểm thực hiện nhiệm vụ. Các số liệu thống kê, thông tin của các cơ quan quản lý đối tượng tham gia BHYT còn chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất.

Bốn là, Công tác khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Hoạt động của bảo hiểm bao giờ cũng dựa trên cơ sở lấy số đông bù số ít, đặc biệt với bảo hiểm y tế thì ở đây số đông là rất lớn. Với một số lượng lớn thì công tác quản lý gặp nhiều khó khăn và chi phí quản lý rất cao nhất là với việc bảo hiểm y tế cho cả khám ngoại trú và nội trú của đối tượng bảo hiểm. Do vậy không như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm y tế đã tiến hành việc ký kết hợp đồng trực tiếp với các bệnh viện để thông qua đó chi trả và phục vụ cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Từ đó trong bảo hiểm y tế tồn tại mối quan hệ ba bên, phức tạp, khó quản lý và nhiều sơ hở.

Mọi hoạt động chi trả cho người có thẻ bảo hiểm y tế đều phải thông qua cơ sở khám chữa bệnh. Do vậy chất lượng phục vụ của bảo hiểm y tế phụ thuộc rất nhiều vào người cung cấp dịch vụ là cơ sở khám chữa bệnh, thái độ của họ sẽ kết quả của việc dụng hoà giữa lợi ích của người bệnh (người tham gia bảo hiểm y tế) lợi ích của người cung cấp tài chính (cơ quan bảo hiểm y tế ) và của chính họ (cá nhân nói riêng và cơ sở khám chữa bệnh nói chung). Việc dung hoà lợi ích giữa các bên là rất khó khăn vì ai cũng muốn giành phần lợi về cho mình càng nhiều càng tốt và lại sợ mình bị mất đi một phần lợi ích nào đó, do đó mỗi bên đều tìm cách khai thác tối đa lợi của mình và nhiều khi còn tìm mọi cách để lạm dụng nguồn quỹ của bảo hiểm y tế từ đó làm ảnh hưởng tới quỹ bảo hiểm y tế. Từ đó làm giảm chất lượng khám chữa bệnh dẫn đến làm giảm đi niềm tin của mọi người vào bảo hiểm y tế, gây nên những khó khăn nhất định cho công tác khai thác và phát hành thẻ bảo hiểm y tế từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu của bảo hiểm y tế trong cả nước nói chung và bảo hiểm y tế Nam Định nói riêng.

Năm là, công tác tuyên truyền về chính sách, chế độ BHYT còn mang nặng tính

hình thức chưa sát với thực tế. Còn rất nhiều người dân chưa biết, chưa hiểu hoặc hiểu rất ít về chính sách BHYT. Do đó công tác tuyên truyền là rất quan trọng. Nhưng công tác này chưa được làm thường xuyên, chưa sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thành, truyền hình, sách báo... hầu như không mấy khi nhắc đến bảo hiểm y tế , không tuyên truyền giải thích cho người dân hiểu ý nghĩa và tâm quan trọng của bảo hiểm y tế. Vì vậy, nhiều người dân chưa biết bảo hiểm y tế là gì, nếu có biết thì cũng không hiểu được bản chất nhân đạo của bảo hiểm y tế, nên không tự giác tham gia. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác thu bảo hiểm y tế, đặc biệt đối với thu bảo hiểm y tế tự nguyện.

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại.

Do có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền. Chính sách BHYT đã ra đời và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong việc bảo đảm cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Qua thực tiễn thực thi chính sách BHYT, mặc dù có những bất cập nhất định nhưng Chính phủ luôn có những sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định về chế độ BHYT, vì thế đảm bảo phát huy được vai trò của BHYT.

Trong quá trình hoạt động bảo hiểm y tế đã cho người dân thấy được tính tích cực, hữu ích của việc tham gia BHYT: quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được đảm bảo nên được nhân dân ủng hộ và ngày càng tích cực tham gia.

*Nguyên nhân của những tồn tại.

Thứ nhất là, Chính sách, chế tài về thu BHYT ban hành chưa được đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế, chậm được triển khai, nên gây khó khăn cho cơ quan quản lý đối tượng tham gia BHYT cũng như người lao động, nhân dân hiểu và nắm vững về chế độ, chính sách BHYT cũng như quyền lợi của họ khi tham gia BHYT, hơn nữa chính sách BHYT hiện nay đang áp dụng chủ yếu theo phương thức BHYT cho từng cá nhân duy chỉ có BHYT cho người nghèo, BHYT tự nguyện cho học sinh, sinh viên,

hộ gia đình, hộ đoàn thể thực hiện theo phương thức cộng đồng, do vậy phương thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 53 - 64)