Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 27 - 29)

Việc hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm y tế là tính tất yếu khách quan xuất phát từ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và từ chính thực trạng của chính sách bảo hiểm y tế cụ thể như sau.

1.2.4.1 Do yêu cầu nâng cao chăm sóc y tế cho cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..

Nâng cao chăm sóc y tế cho cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội luôn là mối quan tâm của các quốc gia. Đối với Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế xã hội Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thông qua chính sách BHYT. Trong thời gian qua chính sách BHYT đã được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và hoàn thiện theo hướng xã hội hoá công tác y tế, tuy nhiên để chính sách BHYT thực sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội và công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thì chính sách BHYT nhất là cơ chế thu BHYT vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để mở rộng triệt để đối tượng tham gia BHYT, xây dựng quỹ BHYT bền vững đảm bảo ngày càng chăm sóc y tế cho cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội.

1.2.4.2. Do yêu cầu giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước dành cho y tế.

Xã hội phát triển đòi hỏi sự phát triển của y tế, tất nhiên Nhà nước sẽ phải đầu tư thêm kinh phí cho ngành y tế. Nhưng ngân sách cấp có hạn, không đáp ứng được nhu cầu xã hội và nhà nước cũng không thể bỏ ngân sách ra để trang trải viện phí cho nhân dân được. Bảo hiểm y tế thu hút sự đóng góp của mọi thành viên trong xã hội để xây dựng quỹ BHYT, từ đó có điều kiện xây dựng hệ thống y tế và tương trợ người bệnh, giảm sự chi tiêu ngân sách Nhà nước. BHYT là quĩ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, đã huy động được nguồn lực lớn trong xã hội để đầu tư cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động y tế. Thực hiện bảo hiểm y tế là bước đổi mới quan trọng về cơ chế, chính sách quản lý y tế huy động sự đóng góp của cộng đồng để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh làm thay đổi cơ bản chính sách khám chữa bệnh từ bao cấp sang hạch toán, khảng định tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính

thông qua BHYT. Nguồn kinh phí từ bảo hiểm y tế đã góp phần ổn định trong việc đảm bảo ngân sách hoạt động của các bệnh viện và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở y tế.

Bảo hiểm y tế đã huy động sự đóng góp của dân cư tạo ra một nguồn quỹ tương đối lớn, có khả năng chi trả cao. Dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, bảo hiểm y tế đã cứu sống được nhiều người bệnh bằng nguồn quỹ do chính họ đóng góp mà không phụ thuộc vào sự bao cấp của Nhà nước. Ngoài ra, hàng năm các tổ chức bảo hiểm y tế phải đóng góp một khoản tiền nhất định vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước ta phải huy động ngân sách vào nhiều lĩnh vực khác nhau thì sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế lại càng có ý nghĩa thiết thực, nhất là đối với ngành y tế.

1.2.4.3. Do cơ chế thu Bảo hiểm y tế hiện nay còn có những bất cập, chưa phù hợp với thực tế.

Cơ chế thu bảo hiểm y tế hiện nay còn có những bất cập từ xây dựng cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện, mức độ bao phủ bảo hiểm y tế còn thấp, tính tuân thủ pháp luật không cao, nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nhất là khu vực tư nhân. Bên cạnh đó tính chưa đồng bộ, nhất quán trong các văn bản hướng dẫn làm nảy sinh một số vấn đề vướng mắc nảy sinh trong thực hiện nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách viện phí làm ảnh hưởng đến quyền lợi người bệnh bảo hiểm y tế.

Tính đến hết năm 2010 cả nước có khoảng 53 triệu người được bảo hiểm y tế gồm 50,77 triệu người được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo qui định của Luật bảo hiểm y tế và trên 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa hoàn thành thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2010 cả nước đã thực hiện bảo hiểm y tế cho 100% người thuộc diện hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối tượng học sinh sinh viên khoảng 8,18 triệu ( tương đương 81%). Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của đối tượng cận nghèo còn thấp ( khoảng 30%).

Đối với đối tượng tự nguyện nhân dân gặp rất nhiều khó khăn trong công tác mở rộng phát triển đối tượng này. Người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện vẫn tập trung chủ yếu ở những người có nhu cầu khám chữa bệnh, mắc các bệnh mãn tính do đó mới chỉ có 18% ( tương ứng với 3,6 triệu người ) tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế.

Về diện bao phủ bảo hiểm y tế cả nước hiện nay tỷ lệ bao phủ là gần 60% dân số. Như vậy tính đến hết năm 2010 vẫn còn 36 triệu người chưa tham gia bảo hiểm y tế tập trung chủ yếu vào đối tượng là người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế; người lao động trong các doanh nghiệp ( nhất là các doanh nghiệp tư nhân) mới đạt 53,4 % số lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Đáng lưu ý là những người thuộc hộ cận nghèo được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng nhưng vẫn không tham gia bảo hiểm y tế. Qua số liệu trên chúng ta thấy cần phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm y tế thì mới thực hiện được mục tiêu tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w