Tình hình vận dụng văn bản chính sách về thu BHYT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 37 - 39)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.1 Tình hình vận dụng văn bản chính sách về thu BHYT.

Thu BHYT trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian qua thực hiện theo các văn bản qui phạm pháp luật bao gồm:

Nghị định số 299/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành kèm theo điều lệ Bảo hiểm y tế. Khai sinh ra chính sách bảo hiểm y tế ở Việt Nam.

Theo Nghị định này, Bảo hiểm y tế là một chính sách được nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích kinh doanh. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là: Cán bộ công nhân viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động, chủ sử dụng lao động và người lao động của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, các hội quần chúng, các doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên, các tổ chức nước ngoài có thuê người lao động Việt Nam; các đối tượng khác sẽ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo khả năng và nhu cầu. Qũi bảo hiểm y tế được hình thành bằng nguồn thu từ phí bảo hiểm, mức đóng bảo hiểm y tế là 3% tổng quỹ lương của các đơn vị, trong đó người lao động đóng 1/3, còn đơn vị quản lý đóng 2/3.

Ngày 13 tháng 8 năm 1998, Chính Phủ ban hành Nghị định số 58/NĐ/CP. Chính sách Bảo hiểm y tế được thay đổi một cách toàn diện về cơ cấu tổ chức, chính sách và cơ chế hoạt động mở rộng thêm các đối tượng bắt buộc sau: Cán bộ hưởng sinh hoạt phí làm việc tại xã, phường. Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Ngoài ra Nghị định còn ban hành điều lệ bảo hiểm y tế tự nguyện, tạo điều kiện pháp lý để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Ngày 24 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Việc chuyển Bảo hiểm y tế sang Bảo hiểm xã hội nhằm thực hiện đề án cải cách hành chính của Chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, do cả hai quỹ này đều thu phí trên cùng một đối tượng bắt buộc, để quản lý nguồn thu và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị đóng phí bảo hiểm. Theo quyết định này, Bảo hiểm y tế Việt Nam được chuyển sang Bảo hiểm xã hội

Việt Nam. Đến ngày 16/5/2005 chính sách BHYT được thực hiện theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP.

Luật BHYT đầu tiên tại Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách BHYT tại Việt Nam. Từ 1/10/2009, chính sách BHYT tại Việt Nam được thực hiện theo Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ, Thông tư số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT. Điểm thay đổi cơ bản trong chính sách BHYT mới là bệnh nhân phải cùng chi trả chi phí KCB (trừ một số đối tượng đặc biệt), tăng mức đóng, mở rộng đối tượng và có lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014 bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện sang diện BHYT bắt buộc. Trong thời gian các đối tượng chưa thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì tiếp tục tham gia BHYT tự nguyện, BHYT tự nguyện là giai đoạn quá độ để tiến tới BHYT toàn dân.

* Văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành.

Trên cơ sở các văn bản của Quốc hội, Chính phủ. Với thẩm quyền của mình. BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thu BHYT cụ thể như công văn 251/BHXH-QLT qui định chi tiết về thu BHXH, BHYT; Quyết định 722/ QĐ/BHXH-BT ngày 26/5/2003 qui định về quản lý thu BHXH, BHYT. Sau khi có Luật BHYT, BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định 902/QĐ-BHXH hướng dẫn quản thu.

* Văn bản của UBND tỉnh Nam Định

Chỉ thị số 20/CT-UB ngày 08/6/1997 của UBND tỉnh Nam Định về việc” Tăng cường công tác thu BHYT”

Chỉ thị số 10/CT-UBND và Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 29/5/2009 của UBND tỉnh Nam Định về “Đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm bắt buộc”

Dựa trên các văn bản hướng dẫn, qui định về thu BHYT. Cơ quan bảo hiểm Nam Định đã xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác, áp dụng các văn bản, chính sách thu BHYT phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tổ chức thu BHYT đúng đối tượng, đúng mức thu đồng thời đảm bảo tốt quyền lợi của người tham gia BHYT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w