Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 64)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ

3.1.1 Căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm y tế.

3.1.1.1 Phương hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội Em có thể khai thác ở các khía cạnh:

- Đinh hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCn nên vai trò của an sinh xã hội rất quan trọng… vì vậy chính phủ chủ trương phát triển hệ thống an sinh xã hội

- Hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội trong thời gian tới là…

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020 là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội.

Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; đạt 9 bác sỹ và 26 giường bệnh trên một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3%/năm; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được bảo đảm. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010.

3.1.12 Mục tiêu phát triển của Ngành Bảo hiểm giai đoạn 2011- 2015.

Phần này để viết được Mục tiêu phát triển của Nghành Bảo hiểm xã hội gai đoạn 2011- 2015 là tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người tham gia và thụ hưởng BHYT, BHXH, BHTN; góp phần thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Quản lý quĩ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phát triển bền vững và phát huy hiệu quả trong việc sử dụng cho người tham gia cũng như trong việc đáp ứng vốn trong nền kinh tế. Bảo hiểm y tế phải được triển khai và được toàn dân tham gia vào quá trình giám sát quản lý. Từng bước xây dựng và phát triển vững chắc hệ thống BHXH, BHYT nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ an sinh xã hội phấn đấu đến năm 2014 đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân theo qui định tại Luật bảo hiểm y tế.

3.1.1.3 Thuận lợi và khó khăn, thách thức trong hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm y tế.

Chính sách BHYT ở Việt Nam bắt đầu triển khai từ năm 1992 theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ). BHYT ở Việt Nam ra đời là một trong những chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng của công đồng, chia sẻ gánh nặng tài chính của mỗi người khi bị ốm đau, bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho các hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Để thực hiện chính sách này, 18 năm qua, Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan ban hành nhiều văn bản pháp luật về bảo hiểm y tế, đã tạo nên những thay đổi quan trọng không chỉ về cơ chế, chính sách tài chính y tế mà còn tác động đến nhiều mặt của hoạt động khám chữa bệnh cho nhân dân và đã đạt được những kết quả nhất định.

Chính sách và pháp luật về bảo hiểm y tế từng bước được hoàn thiện, khảng định tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua bảo hiểm y tế. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từng bước được mở rộng, số người tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 5,6% dân số vào năm 1993 lên 56,6% dân số vào năm 2009. Quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng và đảm bảo đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế nên sự tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí từ bảo hiểm y tế đã góp phần quan trọng, ổn định trong việc đảm bảo ngân sách hoạt độnh của các cơ sở khám chữa bệnh.

Chính sách bảo hiểm y tế cũng đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn giải pháp tài chính để chăm lo sức khoẻ của bản thân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đồng thời góp phần hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội ở nước ta.

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII Luật bảo hiểm y tế đã được quốc hội thông qua, đây là văn bản qui phạm pháp luật quan trọng thể hiện ý chí và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Luật bảo hiểm y tế bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2007 và ngày này hằng năm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định là ngày “Bảo hiểm y tế Việt Nam” đánh dấu một bước quan trọng trong hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế, là cơ sở pháp lý cao nhất thể chế hoá quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chính sách tài chính y tế

thông qua bảo hiểm y tế, với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.

* Những khó khăn

Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT còn chậm, cho đến nay số đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế cũng chỉ có 70% tham gia, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do nhận thức của một số chủ sử dụng lao động còn yếu, trong khi các chế tài xử phạt thấp, chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp tuân thủ.

Nước ta có phần lớn dân cư vẫn đang sống và làm việc tại nông thôn (năm 2009 có 60,44 triệu người, chiếm 73,68% dân số cả nước; so với 79,9% tại thời điểm năm 1993 - Nguồn: Tổng cục thống kê), ngoài những hộ gia đình chính sách, người nghèo ở nông thôn được ngân sách nhà nước bỏ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế và một số là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, số còn lại vẫn hầu như không tham gia bảo hiểm y tế. Vì vậy, tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế tại khu vực nông thôn vẫn rất thấp. Năm 2010, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trong các hộ gia đình hoặc theo các hội, đoàn thể… trong cả nước chỉ đạt 04 triệu người ( tỷ lệ quá nhỏ so với khoảng 41 triệu người tham gia bảo hiểm y tế hiện nay). Rất nhiều các chương trình thí điểm triển khai bảo hiểm y tế cho nông dân trong những năm qua ở nhiều địa phương khác nhau tại các khu vực trên cả nước đều không thu được kết quả cao.

Về phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế; mức độ bao phủ bảo hiểm y tế trên dân số chưa cao so với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Việc mở rộng, khai thác thu bảo hiểm y tế đối với nhóm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc còn chưa triệt để. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ở khu vực doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp. Nhiều doanh nghiệp không trung thực trong việc kê khai số lao động, mức tiền lương, tiền công của người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế. Còn có doanh nghiệp không tham gia hoặc có tham gia nhưng lại nợ đọng tiền thu bảo hiểm y tế. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu của quỹ bảo hiểm y tế mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Với đối tượng không phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc ( tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện) còn một tỷ lệ không nhỏ những người khoẻ mạnh không tham gia bảo hiểm y tế vì có hiện tượng lựa chọn ngược, chỉ khi ốm đau, có nhu cầu khám chữa bệnh hoặc chi phí khám chữa bệnh lớn khi đó mới mua thẻ bảo hiểm y tế đây cũng là

nhân tố ảnh hưởng tới thu bảo hiểm y tế và độ an toàn của quỹ BHYT.

Qui định về mức đóng bảo hiểm y tế còn thấp ở mức 3% đến 4,5% trong khi quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế mở rộng đã gây ra tình trạng không cân đối được quĩ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Mức thu bảo hiểm y tế tính theo bình quân đầu người thấp hơn so với nhu cầu chi phí y tế cũng là yếu tố gây khó khăn cho việc giải quyết bài toán cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm y tế, nguy cơ vỡ quỹ đã xuất hiện đe doạ tới tính bền vững của chính sách BHYT.

Ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng của người dân chưa cao, tính tự nguyện cũng như sự hiểu biết và như khả năng đóng góp của người dân với bảo hiểm y tế chưa được thực hiện tốt.

Về cơ bản quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế đã được bảo đảm. Tuy nhiên, điều kiện về y tế ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn hạn chế. Hơn nữa, các qui định về sử dụng nguồn thu bảo hiểm y tế dành cho các cơ sở khám chữa bệnh tự chủ về khám chữa bệnh,quản lý thuốc và giá thuốc có tác động không tích cực đối với bệnh nhân bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm y tế .

Một số đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị khống chế quyền lợi khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong việc điều trị, sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao chi phí lớn đã tạo ra nghịch lý quỹ bảo hiểm y tế không bảo hiểm cho người bệnh khi họ cần tới bảo hiểm nhất điều này cũng ảnh hưởng đến công tác thu bảo hiểm y tế.

Cơ sở hạ tầng của hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ trong điều kiện hiện nay còn hạn chế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và tinh thần, thái độ của nhân viên y tế. Thủ tục hành chính khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn rườm rà gây phiền cho người bệnh. Công tác tiếp nhận, hướng dẫn người có thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh còn chưa đầy đủ, kịp thời.

Quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế còn chưa đồng bộ. Mặc dù Chính phủ đã có những qui định chức năng quản lý nhà nước bảo hiểm y tế cho các Bộ, Ngành và UBND tỉnh, thành phố nhưng hầu như chưa có cơ quan, tổ chức nào kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế. Một số nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế chưa đồng bộ và chưa có sự thống nhất giữa các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương và địa phương do đó có nhiều vướng mắc phát sinh trong thực tế chưa được giải quyết, điều chỉnh kịp thời. Nên việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện bảo hiểm y tế ở các địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w