Biểu 2.2: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT tại tỉnh Nam Định 2006-2010
2.3.1. Những thành tựu đạt được.
Thứ nhất là : Đã được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức trách
nhiệm của người dân về chính sách BHYT, tính chủ động, sáng tạo trong quản lý điều hành công tác thu và mở rộng đối tượng tham gia BHYT của các cấp chính quyền và cán bộ công, viên chức ngành BHXH. Nhận thức được vai trò của BHYT trong đảm bảo an sinh xã hội của địa phương góp phần phát triển kinh tế.
Thứ hai là, Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT
nhất là chính sách về quản lý thu BHYT đã được thực hiện có hiệu quả. BHXH tỉnh đã tổ chức tuyên truyền và sớm xây dựng kế hoạch tuyên truyền một cách chi tiết, cụ thể, đã nêu rõ được mục đích tuyên truyền, nội dung tuyên truyền cách thức tổ chức tuyên truyền. Đồng thời BHXH tỉnh cũng chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và củng cố mạng lưới tuyên truyền viên. BHXH tỉnh đã ký hợp đồng trách nhiệm tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế với Báo Nam Định, Đài phát thanh truyền hình tỉnh định kỳ hàng tháng mở chuyên mục phổ biến chính sách BHYT. Không chỉ tập trung tuyên truyền ở cấp tỉnh. BHXH tỉnh Nam Định còn chỉ đạo BHXH cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền ở cơ sở đặc biệt là phối hợp với Đài truyền thanh các huyện xây dựng và phát các chương trình với nội dung tuyên truyền chính sách BHYT. Tổ chức các đợi tuyên truyền khi triển khai Luật BHYT hay triển khai thu BHYT học sinh, sinh viên và những tháng cuối năm toàn Ngành tập trung cho công tác thu. Ngoài việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. BHXH tỉnh còn chú trọng tuyên truyền bằng hình thức trực quan như treo các băng rôn, khẩu hiệu, lắp đặt hệ thống panô, xây dựng Website. Việc làm tốt công tác tuyên truyền đã tạo hiệu quả rõ rệt nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động và nhân dân về chính sách BHYT được nâng lên. Cũng qua đó đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch thu của BHXH tỉnh. Số thu BHYT tăng, đối tượng tham gia BHYT không ngừng được mở rộng.
Thứ ba là: Quy trình tổ chức thu BHYT từ khâu lập kế hoạch thu, hướng
dẫn xây dựng dự toán thu BHYT; công tác điều hành, quản lý, quyết toán thu BHYT dần được hoàn thiện theo đúng qui định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Công tác lập kế hoạch thu, xây dựng các chỉ tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHYT đã được BHXH tỉnh quan tâm, chú trọng. Kế hoạch thu luôn được xây dựng phù hợp với thực tế gắn cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đảm bảo đúng chính sách, chế độ do Nhà nước qui định. Căn cứ vào kế hoạch đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt và giao dự toán thu. Bảo hiểm xã hội tỉnh phân bổ kế hoạch thu cho BHXH cấp huyện.
Công tác điều hành, quản lý, quyết toán thu đã đi vào nề nếp, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Tiền thu BHYT được kiểm soát qua Ngân hàng, Kho bạc theo đúng qui định; Chú trọng việc thu hồi nợ đọng. Công tác quản lý đối tượng thu đã có chuyển biến về chất. Tất cả đối tượng tham gia BHYT đều được quản lý trên phần mềm quản lý thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vì vậy các nghiệp vụ phát sinh đều được phản ánh, cập nhật kịp thời, chất lượng sổ sách, báo cáo được nâng cao, phục vụ hiệu quả hơn công tác quản lý, điều hành của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
Thứ tư là: Việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT đã thực hiện có hiệu quả
nhất là đối với đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Do xác định được mục đích ý nghĩa của công tác BHYT tự nguyện là định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới BHYT toàn dân. Trong những năm qua BHXH tỉnh đã trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án triển khai BHYT tự nguyện, hằng năm phối hợp với Sở giáo dục đào tạo triển khai BHYT cho học sinh, sinh viên.
Thứ năm là : Công tác thanh, kiểm tra đã có sự chuyển biến, ngoài làm tốt
công tác thẩm định quyết toán của các phòng nghiệp vụ. BHXH tỉnh đã tổ chức kiểm tra thường xuyên và theo chuyên đề. Về kiểm tra thường xuyên, mỗi năm phòng Kiểm tra BHXH tỉnh thực hiện hơn 100 cuộc kiểm tra đối với một số BHXH huyện, các đơn vị sử dụng lao động tham gia BHYT và một số đại lý thi BHYT tự nguyện, như vậy cứ theo chu kỳ 03 năm sẽ kiểm tra được 100% đầu mối thu BHYT và nộp BHYT. Còn về thanh, kiểm tra theo chuyên đề có sự phối kết của các nghành với lĩnh vực có liên quan đến thu BHYT như: Kiểm tra số lao động và thang bảng lương trích nộp BHYT, kiểm tra sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT…Ngoài ra BHXH các huyện thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra.
Thông qua công tác kiểm tra của BHXH tỉnh đã giúp cho BHXH các huyện, các đại lý thu bảo hiểm y tế, các đơn vị sử dụng lao động, người lao động nắm vững hơn về chính sách BHYT; đồng thời phát hiện ra những tồn tại và sai phạm trong quản lý thu BHYT để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Do vậy từ năm 2006-20110. BHXH tỉnh Nam Định luôn hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHYT từ năm 2006-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Số thực thu Kế hoạch thu % KH
2006 40.244 40.000 100,06% 2007 56.407 55.000 100,02% 2008 76.807 75.000 100,02% 2009 117.851 116.000 100,01% 2010 287.673 285.000 100,09% Bình quân 578.982 571.000 100,01%
(Nguồn: Phòng thu BHXH tỉnh Nam Định).