Biểu 2.2: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT tại tỉnh Nam Định 2006-2010.
2.2.3.2 Thu bảo hiểm y tế tự nguyện.
Bảo hiểm y tế tự nguyện được xác định là cơ sở để thực hiện BHYT toàn dân là một hình thức BHYT được áp dụng cho người có thu nhập thấp không đủ điều kiện tham gia BHYT bắt buộc do người dân tự nguyện tham gia. Như vậy đối với bất kì một quốc gia nào khi mới triển khai BHYT, hoặc khi chưa triển khai được BHYT toàn dân hay BHYT cộng đồng thì đối tượng tham gia bắt buộc chỉ chiếm một phần nào đó trong xã hội chỉ bao gồm những người có thu nhập ổn định và những đối tượng được nhà nước cấp tiền tham gia BHYT, phần còn lại sẽ không được tham gia BHYT, đây sẽ là gánh nặng rất lớn cho họ bởi phần lớn là những người có thu nhập không ổn định như lao động tự do, học sinh, sinh viên… Để góp phần nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của những đối tượng này, để
đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội thì việc triển khai BHYT tự nguyện là rất cần thiết. Mặt khác ngân sách nhà nước chi cho y tế hàng năm có hạn, mà chi phí chữa bệnh ngày một tăng cao do vậy việc thực hiện BHYT TN sẽ là giải pháp hiệu quả cho toàn ngành y tế trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bảo hiểm y tế tự nguyện được triển khai diện rộng từ cuối năm 2003, sau khi liên Bộ Y Tế- Tài chính ban hành thông tư số 77. Đây là thông tư đầu tiên hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. Đến năm 2005, Chính phủ ban hành mói Điều lệ BHYT, theo đó liên Bộ ban hành Thông tư số 22 thay thế cho Thông tư số 77. Cũng đến cuối năm 2005, đầu năm 2006 công tác mở rộng đối tượng tham gia BHYT tự nguyện dành cho nhóm đối tượng là thành viên hộ gia đình, hội viên hội, đoàn thể và thân nhân người lao động mới được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Ngày 14/11/2008 Luật BHYT đầu tiên tại Việt Nam ra đời có lộ trình tiến tới BHYT toàn dân vào năm 2014 bằng cách chuyển dần các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện sang diện BHYT bắt buộc. Trong thời gian các đối tượng chưa thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì tiếp tục tham gia BHYT tự nguyện, BHYT tự nguyện là giai đoạn quá độ để tiến tới BHYT toàn dân. Bảo hiểm y tế tự nguyện áp dụng bao gồm học sinh, sinh viên, thân nhân người lao động, hội viên hội đoàn thể, hộ gia đình ( Từ 01/01/2010 học sinh, sinh viên là đối tượng có trách nhiệm tham gia
BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng) .
Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả thu BHYT tự nguyện tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm TN nhân dân, hội viên đoàn thể, hộ gia đình Học sinh, sinh viên Tổng số người Số thu BHYT Tỷ lệ % trên tổng số thu BHYT 1 2006 20.146 64.729 84.875 5.623 13,9% 2 2007 443 63.267 63.710 4.588 8,13% 3 2008 20.738 57.557 78.295 11.732 15,2%
4 2009 10.106 138.630 148.736 18.141 15,3%
5 2010 3.168 23.043 26.211 9.767 3,3%
Cộng 54.601 347.226 401.827 49.851 8,6%
( Nguồn: Phòng Thu - Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định)
Qua số liệu trên thu BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Nam Định từ năm 2006- 2009 là 401.851 người với số thu là 49,851 triều đồng băng 8,6% trên tổng số thu BHYT. Số thu giữa các năm tỷ lệ thuận với số người tham gia, tổng thu BHYT tự nguyện cũng có xu hướng giảm so với tổng thu và đến năm 2009 lại có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2006 tổng thu BHYT tự nguyện chiếm 13,9% so với tổng thu và từ đó có xu hướng giảm (năm 2007 tốc độ giảm là 5,7% so với năm 2006, tức là tổng thu chỉ đạt 11,732 triệu đồng trong khi đó năm 2006 tổng thu đạt 5,623 triệu đồng) cho đến năm 2009 (năm 2009 tổng thu BHYT tự nguyện đạt 18,141 triệu đồng và chiếm 15,3% so với tổng thu BHYT), đến năm 2010 nguồn thu lại có xu hướng giảm và chiếm 3,3% so với tổng thu BHYT và đạt mức 7,767 triệu đồng.
Còn về tốc độ tăng giảm của tổng thu BHYT tự nguyện qua các năm theo số liệu ở bảng trên ta có nhận xét như sau: năm 2006 so với năm 2007 tổng thu giảm 8,1% và đến năm 2009 so với năm 2008 tổng thu lại tăng 6,4%, rồi sau đó lại có xu hướng giảm trở lại trong các 2010 (năm 2010 giảm 53,8% so với năm 2009).
Trong thực tế không riêng Nam Định mà trên cả nước đang xảy ra “sự lựa chọn ngược” từ cộng đồng người tham gia tức chỉ khi ốm đau mới phát sinh nhu cầu mua thẻ BHYT. Tức là đông đảo người tham gia đóng góp vào một quỹ chung để chi trả cho số ít những người không may gặp rủi ro mà BHYT là ốm đau bệnh tật. Bất kì một loại hình bảo hiểm nào đi chăng nữa nếu không đảm bảo được nguyên tắc này thì sẽ không thể hoạt động, không thể phát huy tác dụng, cho dù quỹ BHYT TN được ngân sách nhà nước bảo trợ, nhưng ngân sách nhà nước không phải là vô hạn. Từ thực tế triển khai BHYT TN trên địa bàn tỉnh Nam Định thì số lượt KCB của người tham gia BHYT TN, thì số lượt KCB của người tham gia BHYT TN nhân dân cao vượt trội hơn so với các nhóm đối tượng khác, nhiều người vừa mua thẻ BHYT đã sử dụng ngay để đi KCB, các trường hợp bệnh nặng có chí phí KCB khá lớn là phổ biến… Như vậy, ở đây có vấn đề của công tác khai thác, thu, phát hành thẻ BHYT tự nguyện nhân dân.
Nhìn trên tổng thể, số người tham gia BHYT TN nhân dân hiện nay vẫn tối thiểu (chiếm 15,7%) so với “thị trường tiềm năng” (gần một triệu người) thuộc diện vận động tham gia BHYT trên tỉnh Nam Định. Trong tình huống này điều không tránh khỏi là những người đã có bệnh, những người cao tuổi, những người có nhu cầu khám chữa bệnh sẽ quan tâm và mong muốn được tham gia BHYT TN. Trong việc huy động nguồn thu từ loại hình BHYT tự nguyện thì loại hình BHYT học sinh - sinh viên vẫn chiếm gần như là tuyệt đối trong tổng nguồn thu từ loại hình tự nguyện (84,3%).
2.2..4 Tình hình thanh tra, kiểm tra, giám sát thu BHYT trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được xem là công tác trọng tâm của BHXH tỉnh Nam Định. Hàng năm BHXH tỉnh luôn lập kế hoạch kiểm tra trình BHXH Việt Nam và Uỷ ban nhân tỉnh phê duyệt. Tiến hành kiểm tra theo chuyên đề tại các đơn vị sử dụng lao động, các bệnh viện, phòng khám có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH. Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện và sử lý kịp thời các đơn vị sử dụng lao động, các doanh nghiệp trốn không tham gia BHYT hoặc tham gia BHYT cho người lao động nhưng không tham gia đầy đủ, thu BHYT sai qui định…. Thực hiện chỉ đạo của BHXH tỉnh các phòng nghiệp vụ thuộc Văn phòng BHXH tỉnh và Bảo hiểm xã hội các huyện đã lập kế hoạch tự kiểm tra, rà soát đối tượng tham gia BHYT. Từ kết quả công tác thanh tra, kiểm tra BHXH tỉnh Nam Định đã báo cáo BHXH Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh tăng cường triển khai chính sách BHYT, chấn chỉnh những thiếu sót còn tồn tại nhằm hoàn thiện hơn công tác thu BHYT và mở rộng phạm vi bao phủ BHYT trên địa bàn tỉnh. Em cần mô tả trong hoạt động này, như thế nào gọi là vi phạm, có những loại vi phạm nào cần thanh tra, kiểm tra; các hình thức sử lý là gì; ai làm việc này; trong thời gian 3 năm hay 5 năm qua các vụ việc mà Nam định đã phát hiện như thế nào, tình hình vi phạm loại nào, kết quả sử lý của các năm qua như thế nào....
Ví dụ như theo chính sách... có những loại sai phạm như: không đóng; đóng không đúng thời gian; đóng không đúng định mức; ....
Ví dụ có những hình thức sử lý như: sử lý hành chính là gì...; sử lý cảnh cáo; phạt tiền.... ; các biện pháp khắc phục hậu quả...