Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 80 - 87)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ

3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành hệ thống thu BHYT.

Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cao đẹp của chính sách BHYT cùng sự quan trọng của công tác thu BHYT. BHXH Việt Nam đã luôn quan tâm chăm lo xây dựng về tổ chức bộ máy cũng như về đội ngũ cán bộ làm công tác thu nói chung và thu BHYT nói riêng vì vậy cùng với sự đi lên không ngừng của đất nước, cùng với quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị của Ngành bảo hiểm, hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác thu đã từng bước được thiết lập, cũng cố và ngày càng hoàn thiện.

Trước năm 2002, BHYT là do Bảo hiểm Y tế Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Ngày 24/ 01/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ - TTg chuyển Bảo hiểm Y tế Việt Nam sang hệ thống BHXH do đó BHYT là một bộ phận của

BHXH. Là cơ quan tổ chức và thực hiện BHYT có thể nói Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có nhiều giải pháp nhất để phát triển tăng nguồn thu BHYT cùng mục tiên tiến tới BHYT toàn dân tuy nhiên trong điều kiện phát triển kinh- tế xã hội của đất nước để phát triển BHYT một cách bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời để khắc phục những hạn chế, bất cập của hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam nói chung và hệ thống thu BHYT nói riêng cần triển khai một số giải pháp sau.

Một là, Về vị trí của BHXH Việt Nam, cần tiếp tục khảng định BHXH Việt

Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, nhưng là cơ quan sự nghiệp đặc thù, vì vậy thực chất hoạt động của BHXH là hoạt động quản lý quĩ BHXH, BHYT, BHTN theo cơ chế ba bên để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHTN, BHYT với mọi người lao động và người dân theo pháp luật của Nhà nước. Đây chính là yếu tố đặc thù, khách quan để quyết định hệ thống tổ chức bộ máy BHXH Việt Nam độc lập theo ngành dọc, tập trung thống nhất từ trung ương tới địa phương.

Hai là, Tiếp tục phải kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn các đơn vị trực thuộc từ trung ương xuống địa phương phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành; tiếp tục phân cấp cho BHXH các tỉnh, cấp huyện nhằm tạo sự chủ động và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhất là công tác thu. Xây dựng hệ thống thu nói chung và thu BHYT nói riêng đồng bộ, khoa học, tinh ngon, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chủ trương cải cách hành chính nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của cơ quan BHXH Việt Nam ở trung ương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn và đòi hỏi chất lượng hoạt động ngày càng cao. Đồng thời nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của BHXH cấp tỉnh, cấp huyện; đặc biệt là cấp huyện vì đây là cấp trực tiếp làm việc với chủ sử dụng lao động, người lao động và đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHYT.

Ba là, Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian

tới, cần nghiên cứu xây dựng về tổ chức thu bảo hiểm y tế ở xã, phường, thị trấn; qui định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm công tác thu ở cấp này để đáp ứng được yêu cầu từng bước mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

Bốn là, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ mới, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thu. Chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh, thay thế những người năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp hoặc phẩm chất đạo đức sa sút không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển chọn công chức, viên chức vào ngành chặt chẽ trên cơ sở tiêu chuẩn. Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, kinh nghiệm quản lý nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thu đến cấp huyện. Bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thu BHYT các cấp có đủ điều kiện về mặt năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xã hội cho cán bộ thu bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước, cần chú trọng về giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm, chuyển đổi tác phong từ hành chính sang phục vụ đối tượng để mỗi cán bộ, công chức làm công thu có thái độ phục vụ đúng đắn. Phải xác định rõ nội dung, khối lượng công việc cụ thể để từ đó phân công nhiệm vụ. Xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng cấp, từng đơn vị làm căn cứ cho việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ công chức, viên chức. Tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương hành chính, qui định cụ thể trách nhiệm, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. Đầu tư các phương tiện quản hiện đại để đảm bảo cho công tác chỉ đạo, điều hành và thực thi tác nghiệp kịp thời có hiệu quả.

3.2.2.2 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan và chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm y tế.

Là một chính sách xã hội lớn của Đảng và nhà nước, hoạt động bảo hiểm y tế có sự liên quan trách nhiệm đến nhiều ngành, nhiều cấp từ trung ương đến cơ sở và chính quyền các địa phương. Chính sách bảo hiểm y tế là hoạt động liên ngành cho nên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nhất là đối với công tác thu bảo hiểm y tế đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan, ban, ngành và chính quyền các địa phương. Do vậy để để thực hiện tốt công tác thu bảo hiểm y tế cần:

Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động giữ vị trí là trung tâm của công tác phối hợp, bởi vì đây là cơ quan tham mưu cho Chính Phủ quyết sách và ban hành chính sách về lao động, tiền lương,

kiểm tra và quản lý việc đăng ký lao động, thang bảng lương đây chính là điều kiện xác định quan hệ BHYT giữa cơ quan BHYT và các đơn vị sử dụng lao động và đây cũng là cơ quan quản lý nhiều đối tượng tham gia BHYT nhất. Hơn nữa cơ quan quản lý lao động cũng là một trong những cơ quan thực hiện công tác thanh, kiểm tra, xử phạt hành chính khi các đơn vị vi phạm các qui định về thu BHYT. Chính vì thế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhất thiết phải xây dựng quy chế phối hợp giữa BHXH Việt Nam với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; BHXH các tỉnh, thành phố với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; BHXH quận, huyện với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội các quận, huyện.

Phối hợp giữa BHXH các tỉnh, thành phố với ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, khu chế suất, sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố nên chủ động xây dựng quy chế phối hợp theo cách thức tham mưu với UBND tỉnh đề nghị Sở kế hoạch đầu tư, ban quản lý các khu công nghiệp hàng tháng cung cấp danh sách các đơn vị, doanh nghiệp đã được cấp phép còn hoạt động qua đó nắm bắt tình hình cấp giấy phép đầu tư, địa điểm đơn vị đóng, thời gian hoạt động và tình hình kinh doanh. Nhằm sớm khai thác, tuyên truyền vận động để các đơn vị, doanh nghiệp này tham gia bảo hiểm y tế.

Phối hợp giữa BHXH Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh với cơ quan thuế các cấp. Bảo hiểm xã hội Việt Nam nên kiến nghị với Bộ tài chính, Tổng cục thuế xây dựng qui chế phối hợp giữa hai Ngành theo cách: Khi tiến hành thủ tục kiểm tra hoặc quyết toán thuế với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan thuế cần yêu cầu có xác nhận số lao động và quĩ lương trích nộp BHYT của cơ quan BHXH hoặc có sự trao đổi thông tin giữa cơ quan BHXH với cơ quan thuế. Khi hai cơ quan này phối hợp hiệu quả và chặt chẽ thì sẽ loại bỏ được tình trạng chủ sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động với người lao động hoặc ký nhiều hợp đồng lao động có thời gian dưới mốc thời gian qui định phải tham gia bảo hiểm y tế nhằm mục đích trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.

Phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hiệu quả hơn nếu giữa hai Ngành cùng phối hợp trong việc cùng tổ chức thu bảo hiểm y tế. Bởi vì cơ quan thuế có cán bộ thuế ở cấp xã, phường, thị trấn cho nên cán bộ thuế hiểu rất rõ số lượng cũng như đặc điểm của các đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý trên địa

bàn . Phối hợp giữa hai Ngành thực hiện theo cách cán bộ thuế phối hợp cùng với cán bộ Bảo hiểm xã hội trong việc thu bảo hiểm y tế và cán bộ thuế được hưởng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được. Cũng thông qua qui chế phối hợp, cơ quan thuế sẽ trao các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nhiệp chưa tham gia bảo hiểm y tế hoặc cố tình trốn đóng bảo hiểm y tế cho cơ quan BHXH.

Phối hợp giữa cơ quan BHXH với tổ chức công đoàn, sự phối hợp giữa cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp với các tổ chức công đoàn cần được thể hiện ở việc giám sát tình hình thực hiện chế độ tiền lương, tình hình sử dụng lao động. Hai bên phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế và ghi nhận những phản ảnh, những vướng mắc ,khó khăn của doanh nghiệp, của người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cùng với tổ chức công đoàn cung cấp cho người lao động những thông tin cần thiết về chính sách bảo hiểm y tế để người lao động có thể đàm phán ký thỏa ước lao động tập thể với chủ sử dụng lao động. Thông qua các hoạt động phối hợp, tổ chức công đoàn cùng cơ quan BHXH sẽ tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc của người lao động về các chính sách liên quan đến bảo hiểm y tế. Đặc biệt, phải giúp người lao động phải nhận thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm y tế.

- Phối hợp giữa BHXH Việt Nam với Ngân hàng, Tòa án khi có tình trạng nợ bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế cũng như người lao động thì việc phối hợp xử lý cần đảm bảo kịp thời. Giữa Ngân hàng và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có quy chế phối hợp trong việc phong tỏa tài khoản của các doanh nghiệp được xác định là nợ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cần thiết cung cấp thông tin đầy đủ, phối hợp với ngành Tòa án sớm thống nhất quy trình khởi kiện và xét xử các đơn vị nợ tiền thu bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cũng cần tranh thủ hơn nữa sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với BHXH cấp huyện cũng như BHXH tỉnh trong công tác tổ chức thu bảo hiểm y tế, tăng cường công tác kiểm tra trong quản lý thu bảo hiểm y tế; Cần có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với những đơn vị làm tốt công tác nộp bảo hiểm y tế; tăng cường và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật bảo hiểm y tế đến mọi

người dân, từ đó có tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế.

3.2.2.3 Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong hoạt động thu BHYT.

Tuyên truyền cho hoạt động thu bảo hiểm y tế là hết sức cần thiết, công tác thông tin tuyên truyền có tác động rất lớn đến nhận thức của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thu bảo hiểm y tế. Do đó công tác tổ chức tuyên truyền rất có ý nghĩa đối với việc vận động các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế. Thực trạng ở nước ta hiện nay, sự hiểu biết về chính sách bảo hiểm còn thấp, tham gia bảo hiểm chưa trở thành tập quán của người dân, họ cũng chưa rõ được hưởng quyền lợi như thế nào khi tham gia bảo hiểm y tế. Do đó cần thực hiện một số biện pháp sau trong công tác thông tin tuyên truyền:

* Đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam

Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ về bảo hiểm y tế bằng nhiều hình thức khác nhau, với những biện pháp cụ thể và theo một phạm vi hoặc lĩnh vực nhất định ví dụ như:

BHXH Việt Nam có thể phối hợp với đài Truyền hình Việt Nam tổ chức thi tìm hiểu về bảo hiểm y tế thông qua các chương trình xã hội hoặc một chương trình khác với chủ đề về bảo hiểm y tế; Hợp đồng với đài Truyền hình Việt Nam hàng tháng mở riêng một chuyên mục tuyên truyền về chính sách bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn kết hợp xây dựng những bài phóng sự, phỏng vấn...

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước như thi đua, các tổ chức chính trị, đoàn thể ở địa phương tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi, hoặc tổ chức thi tìm hiểu chính sách bảo hiểm y tế…

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật bảo hiểm y tế dưới mọi hình thức: trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc trên panô, áp phích cổ động… để mọi người dân hiểu, nắm vững được những điều cơ bản trong chính sách bảo hiểm y tế hiện hành. Triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền qua hệ thống Tuyên giáo các cấp: hợp tác tuyên truyền thường xuyên thông qua bản tin thông tin sinh hoạt chi bộ, báo cáo, giới thiệu trực tiếp về chính sách bảo hiểm y tế để lực lượng Tuyên giáo các cấp, Đảng viên nắm bắt và lãnh đạo, chỉ đạo quần chúng thực hiện tốt chủ chương

chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước. Hợp tác chặt chẽ hơn với hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng, xây dựng đội ngũ công tác viên ngoài ngành, đồng thời có chế độ thù lao động viên khuyến khích kịp thời những cộng tác viên, thông tin viên tích cực, cộng tác có hiệu quả cho công tác thông tin tuyên truyền BHYT. BHXH Việt Nam có kế hoạch tuyên truyền cụ thể theo yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn và cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu tuyên truyền cho các báo, đài để tổ chức các chuyên mục tuyên truyền thường xuyên và liên tục.

Đối với bảo hiểm y tế tự nguyện, đặc biệt là bảo hiểm y tế cho đối tượng học sinh - sinh viên. Cần có phương pháp tuyên truyền ngay sau khi xây dựng song đề án triển khai đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong toàn ngành cần triển khai thực hiện tốt hơn BHYT học sinh - sinh viên, tuyên truyền làm sao, tuyên truyền như thế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 80 - 87)