Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế gới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 29 - 32)

1.3.1.1Kinh nghiệm quản lý thu Bảo hiểm y tế ở Pháp.

Hệ thống bảo hiểm y tế Pháp nằm trong hệ thống chung về BHXH và hoạt động rất có hiệu quả với sự tham gia của 99% đối tượng bắt buộc và 69,3% đối tượng tự nguyện. Nhiệm vụ của bảo hiểm y tế là thanh toán từng phần hay toàn bộ chi phí trong dịch vụ y tế cho người được bảo hiểm và bù lại phần lương bị mất khi người bảo hiểm bị nghỉ việc làm để đi khám chữa bệnh (chế độ trợ cấp tiền lương).Bảo hiểm y tế Pháp được thực hiện tốt nhất hiện nay với mô hình sau:

+ Thành lập tiểu ban bảo hiểm y tế thuộc Bộ y tế - xã hội, tiểu ban này được chia thành bốn bộ phận:

- Bộ phận chỉ đạo các cơ sở y tế.

- Bộ phận chỉ đạo quan hệ các đối tượng bảo hiểm, các hoạt động y tế xã hội và bộ phận dự phòng.

- Bộ phận chỉ đạo nhiệm vụ y dược và trang thiết bị. - Bộ phận chỉ đạo bảo hiểm y tế không hưởng lương.

+ Tổ chức bảo hiểm y tế của Pháp quan tâm đến các vấn đề sau: - Giáo dục sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng.

- Dự phòng khi có những việc bất trắc trong xã hội xảy ra. - Tuyên truyền vận động tham gia bảo hiểm y tế.

- Thông tin y tế.

150 cơ quan bảo hiểm y tế.

11.000 cơ sở khám chữa bệnh và y tế xã hội. 22.345 thầy thuốc tư vấn hoạt động cho ngành bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm.

+ Quỹ bảo hiểm y tế được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượng tham gia, quỹ này được phân thành 3 cấp:

- Quỹ bảo hiểm y tế trung ương: đặt tại Paris (là cơ quan quản lý Nhà nước), gồm có Hội đồng quản lý và Ban quản lý.

- Quỹ bảo hiểm y tế địa phương: tự hạch toán hoạt động nhưng theo quy chế của Nhà nước, bao gồm: 16 quỹ khu vực (liên tỉnh).

129 quỹ cơ sở (cỡ tỉnh, thành).

4 quỹ bảo hiểm y tế hải ngoại (4 vùng hải đảo).

Mỗi loại quỹ này đều phải tổ chức quản lý chặt chẽ dưới sự điều hành của tiểu ban BHYT và được hạch toán theo cơ chế cân đối thu chi.

Bảo hiểm y tế ở Pháp cũng được thực hiện dưới hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Bắt buộc đối với người làm công ăn lương. Cả hai loại đối tượng này khi đi khám chữa bệnh và điều trị đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Vấn đề thanh toán được thực hiện theo phương thức thực thanh, thực chi.

Nguồn thu BHYT của Pháp bao gồm:

- Người sử dụng lao động đóng góp 66% của quỹ BHYT. - Người lao động đóng góp 29,5% của quỹ BHYT.

- Nhà nước hỗ trợ 1,9% của quỹ BHYT. - Các nguồn khác 2,6% của quỹ BHYT.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thu Bảo hiểm y tế ở Nhật bản

Bảo hiểm y tế ở Nhật Bản ra đời năm 1922, đến nay đã phát triển với hiệu quả đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Bảo hiểm y tế thực sự góp phần làm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong những năm của thập kỷ 80 và 90.

- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

+ Bảo hiểm y tế bắt buộc với những người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp thường xuyên thuê ít nhất 5 người và những người làm việc cho các tổ chức cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội; những người về hưu được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tại các nghiệp đoàn BHYT quản lý.

+ Đối tượng BHYT tự nguyện là những người không thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc, ngoài ra còn có những người ăn theo là thân nhân của người được BHYT, bao gồm: bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con cháu ruột, anh chị em người được hưởng BHYT.

- Nguồn tài chính của bảo hiểm y tế ở Nhật Bản bao gồm: tiền đóng góp BHYT của những người tham gia và tiền trợ cấp của Nhà nước. Mức đóng góp BHYT do Chính phủ quản lý trong phạm vi từ 6,6% đến 9,1% thu nhập, trong đó người lao động đóng góp 50%, người sử dụng lao động đóng góp 50%. Mức đóng BHYT do nghiệp đoàn quản lý, phạm vi từ 3% đến 9,5% thu nhập, trong đó người lao động đóng 43% và người sử dụng lao động đóng 57%. Nhà nước hỗ trợ tài chính cho phí hành chính của BHYT trong phạm vi từ 16,4% đến 20% nhu cầu chăm sóc bảo hiểm y tế.

- Quyền lợi của người tham gia BHYT:

Cơ quan BHYT chi trả chi phí cho người tham gia BHYT và người ăn theo khi họ ốm đau, thương tật, thất nghiệp, họ được chăm sóc y tế theo mức đóng

1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý thu Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc.

Hệ thống bảo hiểm y tế Hàn Quốc tương đối mới và trẻ trên thế giới. Quỹ bảo hiểm y tế đầu tiên của Hàn Quốc ra đời năm 1963 khi GDP của quốc gia còn thấp, dưới 100 UđSD. Năm 1977, bảo hiểm y tế cho các doanh nghiệp có trên 500 công nhân được thực hiện từ đó đến nay GDP của Hàn Quốc đã đạt mức 15.218 USD. Hiện tại 96% dân số Hàn Quốc đang tham gia BHYT Nhà nước, 4% còn lại nằm trong trương chình bảo hiểm y tế cho người nghèo cũng như người già đang được chăm sóc tại các trại tế bần của Nhà nước. Tại Hàn Quốc những người làm việc phải đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho cơ quan BHYT. Mức đóng là 3% ( Chủ sử dụng lao động và người lao động mỗi bên 1,5%), mức thu là 2,8% đối với người lao động bình thường và 3,4% đối với công chức Nhà nước và giáo viên tư thục, mức thu không có trần tối đa. Mức lương tối thiểu chung là 280.000 uôn, tương đương với 204 ơ-rô. Người có thu nhập dưới lương tối thiểu không phải đóng BHYT. Đối với lao động tự do mức đóng dựa trên tài sản, xe cộ, thu nhập tuổi tác và gới tính. Thông thường lao động tự do tự đóng 74% số phải đóng, phần còn lại do Nhà nước hỗ trợ.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia về phân nhóm đối tượng tham gia BHYT về mức đóng và cách thức tổ chức thu BHYT cho ta thấy mức đóng

BHYT ở các nước khá cao so với Việt Nam, với mức đóng cao hơn như vậy thì chắc chắn người tham gia BHYT sẽ được hưởng dịch cụ y tế đầy đủ và chất lượng hơn. Và ưu thế của các nước là đều tìm cách mở rộng đối tượng tham gia BHYT, thực hiện BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 29 - 32)