Nhóm giải pháp về hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách, qui định về thu BHYT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 74)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ

3.2.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách, qui định về thu BHYT.

định về thu BHYT.

3.2.1.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật, chính sách về thu BHYT.

Thứ nhất là, Chính phủ sớm sửa đổi bổ xung Luật Bảo hiểm y tế phù hợp sát

với thực tế. Hệ thống các văn bản từ Quốc hội, Chính phủ các bộ ngành về chính sách bảo hiểm y tế cần có hướng dẫn rõ ràng, qui định chặt chẽ, cụ thể và được ban hành kịp thời đảm bảo đồng bộ cho hoạt động của sự nghiệp bảo hiểm y tế, khắc phục những hạn chế bất cập trong việc thực hiện thu bảo hiểm y tế trong thời gian qua.

Thứ hai là, Chính phủ sớm ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng

cho người lao động khu vực kinh tế tư nhân; phải đưa vào hợp đồng lao động các điều khoản về bảo hiểm y tế một cách rõ ràng để người lao động ý thức trách nhiệm của mình trong việc tham gia bảo hiểm y tế; cần phân tách cụ thể cấp, ngành quản lý các doanh nghiệp về nơi sản xuất kinh doanh và số lượng lao động sử dụng, hợp đồng lao động, thang lương, bảng lương. Đây chính là yếu tố cơ bản để cơ quan bảo hiểm có cơ sở khai thác, phát triển bảo hiểm y tế đến người lao động và kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người lao động.

Chính phủ cần nghiên cứu ban hành mức đóng bảo hiểm y tế cụ thể đối với lao động thuộc hộ sản xuất kinh doanh cá thể và tổ hợp tác. Bởi vì hầu hết lao động thuộc nhóm đối tượng này không ký hợp đồng lao động; tiền lương, tiền công chỉ thỏa thuận với nhau. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thuộc đối tượng này ngày càng tham gia bảo hiểm y tế một cách tích cực.

Thứ ba là, Mức xử phạt về vi phạm bảo hiểm y tế hiện nay còn thấp. Nhiều

doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt để khỏi phải đóng bảo hiểm y tế. Do vậy Chính phủ sớm ban hành đồng bộ quy định về chế tài xử phạt đối với các đơn vị không thực hiện tham gia bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động. Chính phủ nên trao quyền cho cơ quan bảo hiểm có chức năng thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về bảo hiểm y tế vì trên thực tế thanh tra lao động có chức năng này lại không thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời sử lý vi phạm, có những trường hợp phát hiện vi phạm thì chủ yếu nhắc nhở hoặc xử phạt ở mức thấp.

3.1.1.2 Hoàn thiện các qui định về thu bảo hiểm y tế.

Quản lý đầy đủ, chính xác và kịp thời đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và quĩ tiền lương cũng như thu nhập thực tế làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu bảo hiểm y tế. Đánh giá những nhược điểm, ưu điểm trong công tác quản lý thu bảo hiểm y tế trước và sau khi thực hiện Luật bảo hiểm y tế, ta thấy việc quản lý thu bảo hiểm y tế đã đạt được những kết quả nhất định. Số tiền thu bảo hiểm y tế tăng dần theo từng năm và gấp nhiều lần so

với năm trước đây. Tuy nhiên bài toán đặt ra là cần phải quản lý tới từng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong suốt quá trình đóng bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đồng thời phải đảm bảo cân đối nguồn thu, chi quỹ bảo hiểm y tế. Thách thức lớn nhất trong công tác quản lý thu bảo hiểm y tế hiện nay là nhiều loại đối tượng tham gia với qui mô lớn, các văn bản hướng dẫn thu bảo hiểm y tế còn nhiều điểm chưa phù hợp so với thực tế; qui trình thực hiện thu bảo hiểm y tế chưa đem lại hiệu quả cao, nhất là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Các qui định thu bảo hiểm y tế còn chưa chặt chẽ để một số đơn vị, doanh nghiệp tìm cách trốn nộp bảo hiểm y tế cho người lao động. Vì vậy, việc hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm y tế là đưa ra các giải pháp cụ thể để quản lý đối tượng thu, phương thức thu, căn cứ đóng, tỷ lệ đóng... Quy trình thu bảo hiểm y tế phải được chỉnh sủa, bổ xung, điều chỉnh phù hợp từ các khâu đăng ký, thực hiện cũng như việc quản lý tiền thu, đối chiếu kiểm tra số tiền thu bảo hiểm y tế của từng đơn vị, từng đại lý thu và từng người lao động trong từng khu vực khác nhau nhằm giảm tới mức thấp nhất những sai sót trong công tác quản lý thu để thực hiện tốt công tác quản lý thu bảo hiểm y tế cần.

Một là, Phối hợp các cơ quan quản lý kinh doanh, lao động các cấp tập hợp số

liệu, thống kê toàn bộ các đơn vị và người lao động phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Đặc biệt quan tâm đến thông tin của các đơn vị và người lao động đang tham gia bảo hiểm y tế ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Đối với các đơn vị này cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan cấp giấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ( Sở kế hoạch đầu tư, Sở lao động thương binh và xã hội, cơ quan Thuế) vì trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân chỉ tham gia bảo hiểm y tế cho một số lao động trong đơn vị mình dẫn đến tình trạng thất thu bảo hiểm y tế .

Về hồ sơ thu bảo hiểm y tế, cần cải tiến các biểu mẫu, qui trình, thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hướng giảm thiểu các biểu mẫu, thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia bảo hiểm y tế. Một số nội dung trong các biểu mẫu, văn bản đã ban hành nhưng nay không còn phù hợp với thực tiễn phải được sửa đổi, bổ xung kịp thời.

Hai là, quản lý thu BHYT đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được hưởng

tiền lương từ nguồn ngân sách Nhà nước, với đối tượng này việc thực hiện nộp bảo hiểm y tế cơ bản là nộp kịp thời theo tháng sau khi có tiền lương từ ngân sách cấp;

quy trình quản lý thu đối với đối tượng này này tương đối chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểm y tế, chưa thực hiện theo đúng quy trình thu, nộp BHYT theo qui địnhnhư: nộp bảo hiểm y tế theo quý, không chuyển tiền nộp bảo hiểm y tế kịp thời; Nguyên nhân là do việc cấp phát chậm tiền lương cho người lao động và cũng có hiện tượng chiếm dụng, không chịu đóng ngay để tiền sử dụng mục đích khác. Do vậy, xây dựng quy trình thu bảo hiểm y tế phải quy định thêm việc kết hợp chặt chẽ với hệ thống kho bạc để kịp thời nắm bắt ngày cấp kinh phí để đốc thu bảo hiểm y tế, hoặc đề xuất phối hợp giữa hai nghành thực hiện hình thức uỷ nhiệm thu thông qua hệ thống kho bạc (trích trực tiếp từ hệ thống kho bạc Nhà nước) để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu bảo hiểm y tế.

* Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc khu vực doanh nghiệp.

Thu bảo hiểm y tế nhóm đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp nên có qui định mức tiền công, tiền lương làm căn cứ thu bảo hiểm y tế của người lao động là mức tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động. Đồng thời xây dựng quy trình thu bảo hiểm y tế dựa trên mức tiền công, tiền lương này. Có như vậy, doanh nghiệp mới thực hiện đóng bảo hiểm y tế trên tổng quỹ tiền lương thực tế, nghĩa là không thể nộp thiếu hoặc không đủ tiền bảo hiểm y tế nữa, và sẽ không còn có hiện tượng không ký kết hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, hoặc có ký kết hợp đồng lao động nhưng mức lương ghi trong hợp đồng lao động thấp hơn so với lương thực lĩnh. Và khi đó, hợp đồng lao động sẽ thực sự là căn cứ pháp lý, căn cứ chính xác trong việc thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người lao động. Qua nghiên cứu qui định thu bảo hiểm y tế ở các nước, chỉ có lương thực lĩnh mới là căn cứ chuẩn xác để thực hiện việc nộp bảo hiểm y tế với nhằm: đảm bảo cho toàn bộ người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp được tham gia bảo hiểm y tế và hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế; tận thu bảo hiểm y tế để đảm bảo nhu cầu thanh toán chi phí khám chữa bệnh; Tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc đóng, hưởng bảo hiểm y tế; Đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ trích nộp bảo hiểm y tế cũng như trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách bảo hiểm y tế tại các đơn vi, doanh nghiệp.

* Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc khu vực Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

Do đặc điểm của khu vực này có số lao động thường ít dưới 10 lao động, người lao động thường là lao động vụ, việc, chủ sử dụng lao động không có tài khoản, không có con dấu, có những người vừa là chủ đơn vị vừa là lao động... Vì vậy, phải xây dựng quy trình thu bảo hiểm y tế khác phù hợp với đặc điểm của khu vực này như: quy định mức lương làm căn cứ trích nộp theo đăng ký của người lao động với cơ quan BHXH, hoặc có thể quy định về phương thức nộp bảo hiểm y tế theo mùa vụ; quy định việc nộp tiền bảo hiểm y tế bằng tiền mặt trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Ba là, Theo Luật bảo hiểm y tế, đã có những qui định về mức đóng bảo hiểm y tế

cũng như tỷ lệ % nộp bảo hiểm y tế theo những nhóm đối tượng nhưng vẫn chỉ là mức đóng thực hiện theo mức lương của từng đối tượng cụ thể, cần thực hiện nhiều mức đóng bảo hiểm y tế khác nhau trên những nhóm đối tượng khác nhau và chỉ giới hạn mức đóng bảo hiểm y tế tối thiểu, để mở mức đóng trần tối đa đối với người tham gia bảo hiểm y tế. Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ hiểu với mức nộp bảo hiểm y tế càng cao thì họ sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn. Điều này sẽ khuyến khích, khích lệ tính tự nguyện và chủ động tham gia bảo hiểm y tế của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội. Ở nhiều quốc gia trên thế giới khi thực hiện bảo hiểm y tế đều thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho cả gia đình. Qua đó, lợi ích của mỗi người gắn chặt với lợi ích của gia đình họ, và cũng là lợi ích của cộng đồng, thể hiện bản chất tương trợ lấy số đông bù số ít. Càng có nhiều người tham gia bảo hiểm y tế thì mức đóng bảo hiểm y tế càng thấp, làm cho người dân có thu nhập thấp cũng thể tham gia bảo hiểm y tế được và khi sử dụng quĩ bảo hiểm y tế đều được bù trừ làm tăng tính nhân đạo và công bằng xã hội. Thể hiện được bản chất nhân văn của chính sách bảo hiểm y tế trong đời sống xã hội. Khi tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là để cho lợi ích của cá nhân người đó mà còn vì lợi ích của mỗi gia đình họ, lợi ích cộng đồng. Vì thế trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh việc bảo hiểm y tế cho hộ gia đình.

Đối với người lao động làm công ăn lương, hiện nay mức nộp bảo hiểm y tế được trừ % trên tiền lương ghi trên hợp đồng lao động hoặc theo thang bảng lương nhà nước qui định nhưng như thế chưa đảm bảo được trách nhiệm đóng góp của người lao động vì trên thực tế, ngoài tiền công, tiền lương thì người lao động còn có những

khoản thu nhập khác. Vì vậy cần phải thay đổi cách xác định căn cứ trích nộp bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng này bằng % tổng thu nhập của họ chứ không theo tiền lương danh nghĩa. Có như vậy thì mới đạt được mục đích là người lao động tham gia bảo hiểm y tế đóng góp theo đúng khả năng thực của mình.

Mức đóng bảo hiểm y tế ở hai loại hình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế bắt buộc có sự chênh lệch lớn. Điều chỉnh mức đóng phù hợp giữa loại hình này là yếu tố cần thiết để đảm bảo bình đẳng quyền lợi của mọi đối tượng khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Chúng ta thấy có sự bất hợp lý khi hưởng quyền lợi khám chữa bệnh tương đương nhau nhưng mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện chỉ bằng một phần hai, hoặc bằng một phần ba mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc. Hơn nữa quy định về thu bảo hiểm y tế hiện nay vẫn còn có chênh lệch trong trách nhiệm tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế giữa người sử dụng lao động và người lao động. Qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm y tế của một số nước trên thế giới cho thấy việc quy định tỷ lệ đóng góp vào quỹ bảo hiểm y tế nên cân đối, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thậm chí, việc quy định tỷ lệ đóng phí bảo hiểm y tế thường xuyên cân đối không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn, thậm chí theo hàng năm căn cứ vào chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát và mức chi hàng năm. Chính vì thế trong thời gian tới tỷ lệ đóng cần nghiên cứu quy định theo hướng tỷ lệ đóng của người lao động tiệm cận dần tới tỷ lệ của người sử dụng lao động.

Bốn là Cần có qui định thu bảo hiểm y tế cụ thể, tách biệt giữa nhóm đối tượng

áp dụng chế độ tiền lương theo thang bảng lương Nhà nước và đối tượng áp dụng chế độ tiền lương tuyệt đối do đơn vị, doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương; phân định rõ phương thức đóng bảo hiểm y tế nhất là đối với các đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá theo Luật doanh nghiệp bởi vì khi chưa cổ phần hoá thì doanh nghiệp đóng bảo hiểm y tế theo thang bảng lương nhà nước, khi cổ phần hoá song thì lại đóng bảo hiểm y tế theo mức lương do chủ doanh nghiệp tự xây dựng dẫn đến khó kiểm soát trong thu nộp bảo hiểm y tế . Khi sửa đổi, bổ xung Luật bảo hiểm y tế, cần phải bổ xung thêm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và đặc biệt là đưa đối tượng học sinh, sinh viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Đối với sử phạt vi phạm hành chính. Đề nghị thay đổi mức phạt được tính theo số tương đối lũy tiến với số nợ đóng bảo hiểm y tế. Như vậy các đơn vị nợ càng nhiều thì số tiền chịu phạt càng lớn. Qui định lại mức lãi xuất nộp chậm theo mức lãi xuất tiền vay ngân hàng tại thời điểm sử lý thay vì theo mức lãi xuất đầu tư tăng trưởng quĩ hiện nay.

Năm là, Cơ quan BHXH cấp huyện, thành phố cần thực hiện thu bảo hiểm y tế

đảm bảo đúng qui trình; thu đúng, thu đủ và chính xác; làm tốt việc thanh quyết toán, thông báo kịp thời tiến trình tham gia và đóng bảo hiểm y tế hàng tháng cho các đơn vị tham gia đóng bảo hiểm y tế. Định hướng, lập mục tiêu, kế hoạch thu bảo hiểm y tế sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w