Thực trạng qui trình và bộ máy tổ chức thu bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 39)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2.2 Thực trạng qui trình và bộ máy tổ chức thu bảo hiểm y tế.

2.2.2.1 Qui trình thu bảo hiểm y tế. Em chú ý phần quy trình em trình bày

theo quy định có những vấn đề gì trong thu ảo hiểm y tế, cái gì trước, cái gì sau…. Trong thời gian khoảng từ 5 đến 3 năm thì tình hình quy trình thực hiện này có sự biến đổi gì không? Nếu không biến đổi thì mô tả lại, còn nếu có biến đổi thì mô tả và sau đó chỉ rõ có sự thay đổi như thế nào về trình tự và tại sao như thế?

Căn cứ vào các qui định về thu bảo hiểm y tế bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định mà cụ thể là phòng Thu xây dựng qui trình thu nhằm hướng dẫn các đơn vị, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cấp huyện tổ chức thực hiện. Qui trình thu bảo hiểm y tế được thực hiện như sau.

Thứ nhất là, thủ tục tham gia đóng bảo hiểm y tế : Đối với người tham gia

BHYT lần đầu Người sử dụng lao động tham gia BHYT lần đầu; Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc của mình (quyết định tuyển dụng, quyết định nâng lương hoặc hợp đồng lao động …) kê khai 03 bản “Tờ khai tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 01-TBH) nộp cho người sử dụng lao động .Người sử dụng lao động lập 02 bản “Danh sách lao động tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải nộp bản hợp đồng lao động. Cơ quan BHXH, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của người lao động; ghi mã số quản lý đơn vị và từng người lao động trên danh sách ký, đóng dấu vào “Danh sách lao động tham gia BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a –TBH); trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHYT, cơ quan BHXH lưu 01 bản danh sách

* Về tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHYT trong tháng. Người sử dụng lao động: Lập 02 bản “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHYT bắt buộc” (Mẫu số 03 – TBH) kèm theo hồ sơ như: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặc hợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương, thẻ BHYT (nếu có), nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng. Các trường hợp tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp; Cơ quan BHXH: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào danh sách lao động tham gia BHYT, thông báo cho đơn vị đóng BHYT; cấp thẻ BHYT kịp thời cho người lao động.

* Đối với những người chỉ tham gia BHYT và tham gia BHYT tự nguyện. Cơ quan quản lý người tham gia BHYT lập 02 bản “Danh sách người tham gia BHYT” (Mẫu số 02b-TBH) nộp cho cơ quan BHXH; Hàng tháng, khi có biến động về người tham gia (tăng, giảm) cơ quan lập “Danh sách tăng giảm người tham gia BHYT ” (Mẫu số 03b-TBH) nộp cho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng, kèm thẻ BHYT của người giảm (nếu có). Người tham gia BHYT tăng, giảm từ ngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách để thực hiện vào đầu tháng sau. Cơ quan BHXH thực hiện ký “Hợp đồng đóng BHYT” (Mẫu số 05-TBH) với cơ quan quản lý người tham gia BHYT. Trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu thay đổi có ảnh hưởng đến mức đóng BHYT (thay đổi tiền lương tối thiểu, mức tiền đóng BHYT, số người tham gia tăng lớn) thì phải ký hợp đồng bổ sung hoặc phụ lục hợp đồng. Khi hết thời hạn Hợp đồng, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, số lượng thẻ BHYT đã cấp, số tiền đã đóng BHYT; cấp hoặc thu hồi thẻ BHYT kịp thời theo quy định. Trường hợp cơ quan nộp thiếu số tiền BHYT so với phát sinh thì yêu cầu cơ quan nộp bổ sung; nếu thừa thì được chuyển đóng cho kỳ sau và tiến hành thanh lý hợp đồng.

Thứ hai là, phương thức đóng BHYT (những gì nói về phương thức em

chuyển sang phần sau đi nhé): Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng BHYT trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia BHYT; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản, con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên. Đối với những người chỉ tham gia BHYT: Cơ quan trực tiếp quản lý người tham gia BHYT lập danh sách và đăng ký nơi khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT với cơ quan BHXH, hàng tháng chuyển tiền đóng BHYT vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Kho bạc Nhà nước. Riêng người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, do BHXH Việt Nam thực hiện chuyển tiền từ quỹ BHXH bắt buộc sang quỹ BHYT bắt buộc.

Thứ ba là, căn cứ đóng BHYT và mức đóng BHYT (những gì là căn cứ và

mức đóng, em chuyển sang phần sau đi nhé). Người lao động thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đóng BHYT bao gồm tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các

khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Tiền lương, tiền công của người lao động được tính theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng. Người lao động đóng BHYT theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng. Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: Người lao động đóng 1%; người sử dụng lao động đóng 2%.

Em có thể vẽ sơ đồ trình tự trên thực tế mà Nam Định đã thực hiện….

2.2.2.2 Bộ máy tổ chức thu bảo hiểm y tế.

Đây là phần thực tế, sao em viết chỉ từng này thôi à, phần này em có thể mô tả và vẽ sơ đồ các cơ quan thu bảo hiểm y tế. chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị trong hoạt động thu bảo hiểm y tế ở tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, và bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định theo qui định của pháp luật. Bộ máy tổ chức thu BHYT được phân thành hai cấp bao gồm: Phòng thu BHXH tỉnh và các phòng nghiệp vụ có liên quan; BHXH cấp huyện.

Đối với phòng Thu: Phòng thu có nhiệm vụ giúp Giám đốc BHXH tỉnh quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, BHYT đối với đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật; Xây dựng kế hoạch thu và thực hiện thu BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện theo kế hoạch hàng năm và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu, kiểm tra, đôn đốc BHXH huyện trên cơ sở kế hoạch đã được BHXH Việt Nam giao; Tiếp nhận, phân loại, khai thác sử dụng và tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến thu BHXH, BHYT theo qui định; Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT; Đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc trong thực hiện công tác thu BHXH, BHYT và kiến nghị biện pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Đối với Bảo hiểm xã hội cấp huyện tổ chức thu BHYT trên địa bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w