Mở rộng đối tượng, loại hình tham gia bảo hiểm y tế nhằm tăng cường, phát triển nguồn thu bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 92 - 95)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM Y TẾ

3.3.6 Mở rộng đối tượng, loại hình tham gia bảo hiểm y tế nhằm tăng cường, phát triển nguồn thu bảo hiểm y tế.

phát triển nguồn thu bảo hiểm y tế.

Phát triển và mở rộng bảo hiểm y tế không những để đạt mục tiêu xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn được coi là một biện pháp cơ bản đảm bảo tính bền vững của chính sách BHYT. Quá trình triển khai BHYT toàn dân là quá trình từng bước mở rộng BHYT đến các nhóm dân cư trong cộng đồng. Để từng bước thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014 các nhóm đối tượng có tính khả thi cao sẽ được lựa chọn để tổ chức thực hiện BHYT trước. Xác định tiềm năng tham gia BHYT ở từng nhóm đối tượng sẽ giúp chúng ta phân loại các nhóm đối tượng đưa vào chương trình mở rộng nguồn thu và phát triển nguồn thu BHYT.

Nhóm tiềm năng 1: Là những người có thu nhập ổn định hoặc được ngân sách

nhà nước đài thọ. Đây là đối tượng có tính khả thi cao nhất tham gia BHYT bắt buộc, phải được tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát được nguồn thu gồm:

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và đoàn thể; Người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

Đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng nghỉ hưu trí, đại biểu đương nhiệm không thuộc biên chế nhà nước, thân nhân sỹ quan đang tại ngũ, cán bộ xã phường thị trấn, người cao tuổi, cựu chiến binh chống Pháp, chống Mỹ.

Nhóm tiềm năng 2: Gồm học sinh phổ thông các cấp và sinh viên các trường cao

đẳng, trung học chuyên nghiệp và dậy nghề. Thực hiện BHYT cho nhóm đối tượng này là nhằm thực hiện định hướng của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá công tác giáo dục y tế. Mặc dù, BHYT là thiết thực cho công tác chăm sóc sức khoẻ học sinh, nhưng số

học sinh tham gia BHYT còn thấp. Nhiều trường đang thực hiện đồng thời nhiều loại hình bảo hiểm thương mại khác. Hiện nay theo qui định của Luật BHYT thì đối tượng này là nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT. Vì vậy cần phải đưa nhóm này vào nhóm bắt buộc tham gia BHYT để thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và học sinh nói riêng.

Nhóm tiền năng thứ 3: Là nhóm đối tượng được Nhà nước đảm bảo khám chữa

bệnh miễn phí. Bất cứ nước nào, dù có nền kinh tế phát triển đến đâu cũng có một tỷ lệ nhất định dân số nhất định cần được hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ; Đó là những người mất khả năng lao động, những người có thu nhập quá thấp, cần có sự hỗ trợ mọi mặt, trong đó có sự hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ của xã hội, của Nhà nước hiện nay tất cả người nghèo đều có cơ hội được khám chữa bệnh thông qua BHYT.

Nhóm tiềm năng 4: Bao gồm nông dân và người lao động tự do. Đây là những

người có thu nhập ( có thể không ổn định), có khả năng đóng BHYT nhưng khó kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc thu đóng BHYT.

Qua bốn nhóm tiềm năng trên; hiện nay chúng ta chỉ có hai hình thức tham gia bảo hiểm y tế, đó là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện và chỉ có một số mức đóng bảo hiểm nhất định, điều đó làm hạn chế sự lựa chọn của người tham gia BHYT trong việc lựa chọn những hình thức thích hợp nhất cho mình, phù hợp với khả năng, điều kiện và mong muốn của mình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân. Hiện nay, các nước trên thế giới tiến hành nhiều hình thức BHYT khác nhau, có bảo hiểm y tế bắt buộc, có bảo hiểm y tế tự nguyện, có cả bảo hiểm y tế thương mại đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm. Nhờ có sự cạnh tranh nên các loại hình bảo hiểm này phải luôn đưa ra những điểm đáng chú ý, những gói quyền lợi hấp dẫn để người dân có thể lựa chọn hình thức bảo hiểm cho mình. Nhờ đó mà chất lượng và dịch vụ BHYT được nâng cao đáp ứng tốt nhu cầu KCB của người tham gia BHYT. Mặt khác, thông qua việc đa dạng hoá các loại hình BHYT cũng là cách thúc đẩy BHYT ngày càng phát triển.

Chính sách bảo hiểm y tế là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Là một giải pháp xã hội hoá nhằm huy động sự đóng góp về tài chính của cộng đồng góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. BHYT ở nước ta ra đời và phát triển xuất phát từ quan điểm mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, quan tâm tới các đối tượng, ưu đãi xã hội, do Nhà nước quản lý, thực hiện và bảo hộ. Với mục tiêu hoàn thiện chính sách thu bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo công bằng xã hội, đồng thời đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau:

Một là, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về BHYT, chính sách

BHYT và chính sách thu BHYT.

Hai là, luận văn đã lý giải sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến việc

hoàn thiện cơ chế thu BHYT ở Việt Nam.

Ba là, luận văn đã đề cập đến kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và

trên thế giới về xây dựng và hoàn thiện cơ chế thu BHYT, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc kiến nghị hoàn thiện chính sách thu BHYT ở Việt Nam.

Bốn là, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng chính sách thu

BHYT trên địa bàn tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng chính sách thu BHYT trong thời gian vừa qua.

Năm là, Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình áp dụng cơ

chế thu BHYT trên địa bàn tỉnh Nam Định, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu BHYT phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Những vấn đề được luận giải, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế thu BHYT mà tác giả đã nêu trong luận văn, mặc dù chưa bao quát hết được những hạn chế và bất cập trong chính sách BHYT hiện hành nhưng là những vấn đề hết sức cơ bản đối với việc hoàn thiện cơ chế thu trong bối cảnh kinh tế - xã hội và trước yêu cầu hội nhập kinh tế

quốc tế hiện nay. Nó vừa đáp ứng yêu cầu của thực tế cuốc sống đang đòi hỏi, trực tiếp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra. Nó vừa phù hợp với những cam kết của Việt Nam với các tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu, rộng hơn. Cơ chế thu BHYT được hoàn thiện là góp phần hoàn thành mục tiêu của chiến lược cải cách hệ thống quản lý bảo hiểm giai đoạn 2011 – 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ thu bảo hiểm y tế ở Việt Nam (qua thực tiễn ở tỉnh Nam Định) (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w