- Câu đố sử dụng cách thức chuyển trường Câu đố theo cách chơi chữ.
a, So sánh ngang bằng:
Khái niệm: So sánh bằng là cấu trúc so sánh được sử dụng phổ biến nhất.
Điều này có lẽ là do tư duy mang đậm cái nhìn nông nghiệp của chủ thể sáng tạo câu đố, ở đây chủ yếu là người nông dân. Người nông dân thường nhìn mọi vật trong thế ngang bằng nhau, nghĩa là nói về vật này nhưng dùng hình ảnh của vật khác tương tự để dễ hình dung. Hơn nữa đặc trưng thể loại câu đố là phải đánh lừa người giải thông qua vật đem ra thay thế. Việc đem vật thế tương đương với vật đố vừa đảm bảo tính bí hiểm của câu đố, vừa giữ được mối liên hệ mật thiết giữa vật đố và vật đem ra thay thế, giúp suy luận của người giải chính xác hơn.
Cấu trúc so sánh ngang bằng thường sử dụng các từ: bằng trang, vừa trang,
bằng, như, tựa, như thể, giống...
Các khía cạnh được đem ra so sánh trong câu đố rất đa dạng, trong đó chủ yếu là so sánh các khía cạnh sau:
+ Sự giống nhau giữa vật đố và vật thay thế về kích thước: 93 câu đố. + Sự giống nhau về màu sắc:19 câu đố.
+ Sự giống nhau về hình dạng: 35 câu đố. + Sự giống nhau về tính chất: 20 câu đố.
Còn lại là một số câu so sánh về nguốn gốc, số lượng, tên gọi, tác dụng.., nhưng số lượng mỗi loại không đáng kể.
Như vây, dựa vào số liệu thống kê có thể thấy câu đố có nội dung so sánh về kích thước là chiếm số lượng nhiều nhất, sau đó đến câu đố có nội dung so sánh về hình dạng, câu đố so sánh về màu sắc và tính chất có số lượng xấp xỉ nhau.