Vai trò của cách chuyển trường trong câu đố.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 46)

- Câu đố so sánh về tính chất: có 21 câu đố có nội dung so sánh về tính chất vật đố, chiếm 11,17 % tổng số câu sử dụng cấu trúc so sánh.

2.3.Vai trò của cách chuyển trường trong câu đố.

d, Tự nhiên hóa Động vật hóa

2.3.Vai trò của cách chuyển trường trong câu đố.

Tất cả những biện pháp tu từ: nhân hoá, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, đồ vật hoá, so sánh được sử dụng trong câu đố nhằm mục đích tạo ra những hình ảnh lạ hóa, và việc tạo ra những hình ảnh lạ hóa nhằm đánh lạc hướng suy nghĩ của người giải đố, theo ngôn ngữ học là đánh lạc hướng chiếu vật.

Theo lý thuyết chiếu vật, chiếu vật là hành động dựa vào yếu tố ngôn ngữ (các tín hiệu ngôn ngữ) trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng bên ngoài diễn ngôn. Chiếu vật là điều kiện để hiểu phát ngôn. Để chiếu vật, người nghe phải căn cứ vào biểu thức chiếu vật. Nhờ biểu thức chiếu vật này, người nghe hướng tới các sự vật, hiện tượng bên ngoài thế giới khách quan.

Trong câu đố, chiếu vật là hoạt động dựa vào lời đố để tìm ra vật đố. Lời đố miêu tả đặc điểm vật đố. Mỗi lời đố có một hoặc nhiều biểu thức chiếu vật miêu tả. Khi câu đố sử dụng biểu thức chiếu vật miêu tả trực tiếp vật đố, hành động chiếu vật diễn ra thẳng hướng, tức người giải qui chiếu thẳng đến vật đố. Nhưng khi vật đố (A) được miêu tả gián tiếp qua một đối tượng khác (A’) thì chính các tín hiệu ngôn ngữ trong lời đố sẽ làm cho người đoán bị đánh lạc hướng chiếu vật. Có thể hình dung quá trình này như sau:

Sự vật, hiện tượng đem ra đố (Vật đố A) Người phát (Người đố) Từ ngữ trong diễn ngôn (Lời đố) Người nhận (Người giải) Sự vật A’

Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật sử dụng các biện pháp tu từ làm phương tiện thực hiện. Cụ thể:

Dùng biện pháp tu từ nhân hóa để đánh lạc hướng chiếu vật: có thể đánh lạc hướng chiếu vật bằng các từ xưng hô, bằng cử chỉ, hành động của người, bằng yếu tố chỉ công việc lao động của con người, bằng những từ chỉ trạng thái, tâm lý của con người, bằng tư thế, dáng vẻ con người...ví dụ:

Đánh lạc hướng bằng từ xưng hô: (104) Ba thằngđứng chéo cổ gà

Một thằng đứng giữa chạy ra chạy vào.

Gầu sòng [66, V]

Đánh lạc hướng bằng cử chỉ, hành động của con người: (105) Mẹ thì đứng ở ngoài sân

Sai con tiếp khách đãi dân trong nhà.

Cây cau, quả cau [66,

Đánh lạc hướng bằng từ chỉ trạng thái, tâm lý: (106) Không ai trêu mà khóc?

Mưa [80 – I]

Khi đối tượng không phải người (động thực vật, đồ vật) mang lốt con người, người giải sẽ dễ bị đánh lạc hướng, vì lúc đó hướng chiếu vật sẽ qui chiếu về con người. Muốn tìm ra được chính xác vật đố, người giải phải thực hiện thao tác suy ý, đồng thời phải tinh ý phát hiện ra những chi tiết tưởng bình thường, tưởng là để chỉ đối tượng con người nhưng thực tế lại tham chiếu cho đối tượng khác, đó chính là chìa khóa để giải đố.

Biện pháp động vật hóa đánh lạc hướng chiếu vật bằng cách dùng đặc điểm của loài vật để miêu tả đối tượng không phải con vật, có thể dùng đại từ để hỏi “con gì”, dùng hình ảnh một con vật cụ thể hoặc là những yếu tố chỉ đặc điểm của con vật.

(107) Con chi có cánh, không lông Thục nữ vui lòng xúc gạo cho ăn.

Quạt lúa [154 – V]

(108) Rắn đen bò nhanh trên đá, bụi đá rơi.

Cái cưa [168 - V]

Biện pháp tu từ nhân hóa làm cho vật đố có thể là một sự vật, hiện tượng vô tri nhưng lại được đội lốt động vật, làm cho người giải đố bị “lạc” trong mê cung mà người đố vẽ ra, đó chính là cách đánh lạc hướng chiếu vật của người đố

Ngoài hai biện pháp chủ yếu trên thì thực vật hóa, tự nhiên hóa cũng được sử dụng để đánh lạc hướng chiếu vật. Đó là khi dùng các hình ảnh thuộc phạm trù thực vật như cây, cối, hoa, lá để đố về đối tượng không thuộc phạm trù thực vật và dùng những hình ảnh về tự nhiên để đố về những sự vật không thuộc về phạm trù tự nhiên.

(109) Ba cây, một trái không biết mấy trăm hột

Nồi cơm [189 - V]

(110) Cái thuyền ba vạn, cái ván sơn son Bơi ra cửa bể bắt con rồng rồng.

Con vịt mò tép [279 - IV]

Câu đố đánh lạc hướng chiếu vật bằng cách chuyển từ sự vật này sang sự vật kia, làm cho sự vật so sánh vừa giống đối tượng được đố lại không quá lộ, điều này đòi hỏi sự vận dụng các biện pháp tu từ một cách tinh tế, linh hoạt. Phương thức đánh lạc hướng suy nghĩ của người giải bằng sự vi phạm qui tắc chiếu vật làm cho câu đố thêm hấp dẫn, lôi cuốn. Từ một vật đơn giản, bình thường trong đời sống vật đố bị lạ hóa để đánh lừa hay chính là đánh lạc hướng người giải. Người giải tuy bị đánh lừa nhưng không cảm thây tức giận, mà còn cảm thấy hả hê, sung sướng khi tìm ra đáp án. Câu đố đưa người đọc, người giải vào một mê cung mà khó khăn lắm người giải mới tìm ra được con đường thoát khỏi mê cũng đó. Đó chính là tác dụng đánh lạc hướng chiếu vật mà các biện pháp tu từ đem lại.

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 46)