Trái nghĩa

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 77)

- Chiết từ về mặt âm đọc

3.2.2.2.Trái nghĩa

c, Đồng nghĩa giữa từ địa phương với từ toàn dân

3.2.2.2.Trái nghĩa

“Từ trái nghĩa là những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa” [9 – 214]. Các

từ trái nghĩa phải là những từ có chung một ý nghĩa nào đó và phải trái nghĩa nhau trên một tiêu chí nào đó. Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt đã chỉ ra rằng: “nét nghĩa rộng đó là tiêu chí chung làm cơ sở cho sự đồng nhất của

từ trái nghĩa. Khi nó bị phân hóa một cách cực đoan thành hai cực thì chúng ta có các từ trái nghĩa.” [9 – 215].

Người đố khi sáng tác câu đố đã lợi dụng sự phân cực của nét nghĩa chung giữa từ nêu tên vật đố và từ miêu tả vật đố được đem ra thay thế để khoác lên vật đố một ý nghĩa hoàn toàn mới mà người giải tinh ý cũng phải lần trở lại con đường gá nghĩa ấy của người đố.

Theo kết quả khảo sát, có 5 trường hợp câu đố có hiện tượng trái nghĩa, chiếm 2,07 % trong tổng số 242 câu đố chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa .

Thường gặp là đặt cặp trái nghĩa theo dạng phủ định A – B, vào cấu trúc đối lập A mà (nhưng mà) B, trái nghĩa với “từ trái nghĩa đích thực” là vật đố (được suy ra theo cách cùng âm).

(174) Ngay mình chịu tiếng bất trung

Phố phường không làm bạn, bạn cùng nước non.

Đòn xóc [129 – V]

Ngay mà (tiếng) bất trung (A mà (nhưng mà) B) – bất trung là không

ngay, không trung thực => xóc. Không phải lúc nào không ngay, không trung thực cũng xóc, mà xóc chỉ là một khả năng có xác suất xảy ra cao của nó. Vả lại, dân gian thường nói “xóc nhọn hai đầu” để hình tượng hóa cái “không ngay” và “đòn

xóc” trở thành vật biểu trưng. Đó là cơ sở cho việc giải đố.

(175) Thân tròn mà thân không tròn Làm cho thiên hạ, mà mòn cái thân.

Cái dẹp đặt cá [165 – V]

Người đố đã gợi ý cho người giải về đáp án bằng kết cấu có ý nghĩa trái ngược: tròn mà (tiếng) không tròn (A mà (nhưng mà) B). Từ cần tìm phải thỏa mãn hai điều kiện:

Thứ nhất: là từ gọi tên một vật dụng.

Thứ hai: là từ có nghĩa trái ngược với tròn: không tròn.

Lúc này lập tức trong suy luận của người giải sẽ hiện lên những từ có nét nghĩa chung về hình khối nhưng lại trái nghĩa với tròn là: méo, dẹt. Nhưng để thỏa mãn cả hai điều kiện nên người giải phải làm phép loại trừ giữa méo và dẹt để chọn lựa đáp án chính xác nhất. Theo từ điển, méo biểu thị nghĩa “không có hình dáng

tròn hoặc cân đối như bình thường phải có” [40 – 627] . Méo trái nghĩa với tròn

bởi sự phân cực của nét nghĩa có hình dạng tròn. Hình dạng tròn

Tròn Không tròn

Méo thỏa mãn điều kiện thứ hai, nhưng trong thực tế không có vật dụng

nào được đặt tên như vậy.

Dẹt biểu thị “hình khối tròn nhưng không phồng cao, trông như bị ép xuống” [40 – 253]. Dẹt đối lập nghĩa với tròn dựa trên sự phân cực của nét nghĩa

chung có hình khối tròn phồng.

Có hình khối tròn phồng

Phồng cao không phồng cao

Tròn Dẹt

Dẹt thỏa mãn điều kiện thứ nhất: chỉ tên gọi của một vật dụng, với điều kiện dẹt đọc chệch đi thành dẹp. Vật dụng đó là cái dẹp cá.

Quá trình suy luận để tìm ra đáp án của người giải đố trong câu đố có sử dụng hiện tượng trái nghĩa không chỉ đơn thuần là vận dụng những hiểu biết về từ trái nghĩa (có được là do sự phân cực một nét nghĩa chung của hai từ cùng trong một trường nghĩa) mà còn phải kết hợp nhiều thao tác khác (phân tích, loại suy...). Bởi nếu người đố làm lộ quá rõ sự trái nghĩa thì người giải sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời, sẽ làm cho quá trình đố giải mất thú vị, câu đố sẽ mất đi sức cuốn hút với tư duy lập luận logic của người giải.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ (Trang 77)