- Câu đố sử dụng cách thức chuyển trường Câu đố theo cách chơi chữ.
e, Sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để chỉ đối tượng khác.
chỉ đối tượng khác.
Câu đố có sử dụng các từ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người để gán vào các sự vật khác là 12 câu, chiếm 3,25 % tổng số câu đố có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Hành động khóc được gán vào câu đố về hiện tượng trời mưa: (30) Không ai trêu mà khóc?
Mưa [80 – I]
Hay câu đố về cái cối xay gió mỗi khi hoạt động cũng được ví như hành động òa khóc của con người:
(31) Lù lù mà đứng giữa nhà
Hễ ai đụng đến thì òa khóc lên.
Cối xay lúa [293 – V]
Hiện tượng sấm, sét được miêu tả như một con người đang nổi giận đùng đùng với hành động đánh người hung dữ:
(32) Cớ sao nổi giận đùng đùng
Đánh người toi mạng ung dung ra về Cả kêu bớ ngã bên tê
Liệu hồn hung dữ ngày kia ngủm cù đèo.
Sấm và sét [123 – I]
Câu đố về con sam: (33) Cho hay duyên nợ bởi trời
Vợ chồng âu yếm chẳng rời nhau ra.
Con sam [305 – IV]
Khi bắt được con sam bao giờ người ta cũng bắt được cả đôi. Bởi trên thực
tế, sam đi đâu cũng có đôi, có cặp, con đực và con cái không bao giờ rời nhau. Người ta thường nói “cuốn như sam” hay “đeo như sam” là dựa trên sự quấn quýt này. Từ đặc điểm này của con sam mà được người đố ví chúng như đôi vợ chồng luôn âu yếm, không bao giờ rời xa nhau.
Chiếc đèn cầy thắp sáng được miêu tả như một đứa trẻ đang đứng khóc: (34) Một nhà hai thằng
Đứng khóc Ngày kỵ lạc
Yêu cầu nó đứng khóc.
Đèn cày [956 – V]
Âm thanh sòng sọc của điếu cày được ví như tiếng cười rúc rích của con người: (35) Bằng tre mà rúc rích cười
Làm cho nhiều người tỉnh tỉnh say say.
Cái điều cày [971 – V]
Những từ miêu tả trạng thái, tâm lý tình cảm của con người khi gán vào sự vật khiến cho chúng trở thành những thực thể sinh động, có hồn. Người giải đố phải tìm ra vật thật được ẩn giấu đằng sau những từ ngữ chỉ dành để diễn tả tâm trạng, tình cảm chỉ dành cho con người đó.